Mỹ buộc Google cải tổ hoạt động kinh doanh ứng dụng

08/10/2024

VTV.vn - Tòa án Mỹ vừa ra phán quyết buộc Google phải cải tổ toàn diện hoạt động kinh doanh ứng dụng di động của mình.

Tòa án tại San Francisco đã yêu cầu Google phải thực hiện những thay đổi để tăng tính cạnh tranh của cửa hàng ứng dụng Play Store. Theo đó, người dùng Android sẽ có thêm nhiều lựa chọn để tải ứng dụng và thanh toán trong ứng dụng.

Cụ thể, trong vòng 3 năm, Google không được cấm sử dụng các phương thức thanh toán trong ứng dụng và phải cho phép người dùng tải xuống các nền tảng ứng dụng Android của bên thứ ba.

Lệnh của tòa sẽ có hiệu lực từ ngày 1/11 nhằm cho phép Google có thời gian điều chỉnh lại các hoạt động.

Google cho biết sẽ kháng cáo lại phán quyết.

Đây là một thất bại đáng kể đối với Google trong lĩnh vực ứng dụng di động, trong bối cảnh công ty này đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống độc quyền khác tại Mỹ.

Trước đó, vào tháng 8 năm nay, thẩm phán Amit P. Mehta của Tòa án Quận Columbia đã ra phán quyết rằng, Google hoạt động bất hợp pháp để duy trì sự độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến.

Bộ Tư pháp và các bang đã kiện Google, cáo buộc công ty này củng cố vị trí thống trị của mình một cách bất hợp pháp bằng cách trả cho các công ty khác, như Apple và Samsung, hàng tỷ đô la mỗi năm để Google tự động xử lý các truy vấn tìm kiếm trên điện thoại thông minh và trình duyệt web của họ.

Trong phán quyết dài 277 trang, thẩm phán Amit P. Mehta kết luận: "Sau khi xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng lời khai và bằng chứng của nhân chứng, tòa án đưa ra kết luận sau: Google là một nhà độc quyền và họ đã hành động để duy trì sự độc quyền của mình".

Bộ Tư pháp cho biết, công cụ tìm kiếm của Google đã thực hiện gần 90% lượt tìm kiếm trên web, tạo ra hàng tỷ lợi nhuận mỗi năm. Công ty cũng chi hàng tỷ đô la hàng năm để trở thành công cụ tìm kiếm tự động trên các trình duyệt như Safari của Apple và Firefox của Mozilla.

Giám đốc điều hành của Google, ông Sundar Pichai, phản bác trong lời khai của mình rằng Google đã tạo ra dịch vụ tốt hơn cho người tiêu dùng. Luật sư của công ty cho biết, người dùng chọn tìm kiếm trên Google vì họ thấy nó hữu ích và công ty đã tiếp tục đầu tư để cải thiện nó.

Chính phủ Mỹ lập luận rằng, bằng cách trả hàng tỷ USD để trở thành công cụ tìm kiếm tự động trên các thiết bị tiêu dùng, Google đã loại các đối thủ khỏi cơ hội xây dựng quy mô cần thiết để cạnh tranh với công cụ tìm kiếm của mình. Thay vào đó, Google thu thập nhiều dữ liệu hơn về người tiêu dùng để làm cho công cụ tìm kiếm của mình tốt hơn và chiếm ưu thế hơn.

Thẩm phán Mehta đứng về phía Chính phủ Mỹ, cho rằng Google độc quyền về các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến nói chung. Các thỏa thuận của công ty để trở thành công cụ tìm kiếm tự động trên các thiết bị và trình duyệt web sẽ gây tổn hại đến sự cạnh tranh, khiến các đối thủ khó thách thức sự thống trị của Google hơn.

Thẩm phán Mehta phán quyết rằng, sự độc quyền của Google đã cho phép hãng này tăng giá cho một số quảng cáo tìm kiếm. Theo ông, điều đó đã mang lại cho công ty nhiều tiền hơn để trả cho công cụ tìm kiếm của mình để có được vị trí hàng đầu: "Việc tăng giá không giới hạn đã thúc đẩy doanh thu tăng trưởng đáng kể của Google và cho phép hãng duy trì lợi nhuận hoạt động cao và ổn định đáng kể".

Bước ngoặt của Mỹ trong nỗ lực kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ Bước ngoặt của Mỹ trong nỗ lực kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ

VTV.vn - Sau 10 tuần xét xử căng thẳng, Tòa án liên bang Mỹ đã ra phán quyết về việc Google vi phạm luật chống độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Năm 2024, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đạt khoảng 17,5 tỷ giao dịch với tổng giá trị 280 triệu tỷ đồng, tăng hơn 120% về giá trị so với năm trước.
Năm 2024, thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đạt khoảng 17,5 tỷ giao dịch với tổng giá trị 280 triệu tỷ đồng, tăng hơn 120% về giá trị so với năm trước.
Một doanh nghiệp tại Hà Nội bị khởi tố với doanh thu 160 tỷ đồng từ việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử mà không kê khai thuế. Vụ án cho thấy những thách thức đằng sau sự mở rộng của Amazon, Alibaba và các cơ hội mà họ mang lại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
08/10/2024
Thị trường Việt Nam năm 2024 chứng kiến sự bùng nổ của thương mại điện tử với doanh thu 18 tỷ USD, cùng xu hướng tiêu dùng bền vững khi 48% người tiêu dùng chọn sản phẩm thân thiện môi trường.
08/10/2024
Theo khảo sát của Nielsen IQ Việt Nam, bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng. Đồng thời, người tiêu dùng Việt cũng lọt top 11 thế giới về mua hàng online.
08/10/2024
Mã QR đã thay đổi cách chúng ta mua sắm trực tuyến, từ thanh toán nhanh chóng đến truy xuất thông tin sản phẩm dễ dàng. Công nghệ này không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà còn lan rộng ra toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
08/10/2024
Tin mới