Mỹ siết chặt kiểm soát xuất khẩu chip

Thứ sáu, ngày 06/09/2024 14:24 GMT+7

VTV.vn - Chính quyền Tổng thống Biden siết chặt kiểm soát xuất khẩu đối với các công nghệ quan trọng khi Trung Quốc đạt được bước tiến trong ngành công nghiệp chip toàn cầu.

Mỹ siết chặt kiểm soát xuất khẩu chip
Ảnh minh hoạ.
Mỹ siết chặt kiểm soát xuất khẩu chip  - Ảnh 1.

(Ảnh: Wong Yu Liang/Moment/Getty Images)

Bộ Thương mại Mỹ ngày 6/9/2024 đã công bố quy định mới này bao gồm ​​máy tính lượng tử và các linh kiện liên quan; công cụ sản xuất chip tiên tiến; một số linh kiện và phần mềm liên quan đến kim loại và hợp kim kim loại cũng như chip băng thông cao - một thành phần quan trọng sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Bộ Thương mại Mỹ đã nêu ra “lý do an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại” cho động thái mới này và cho biết đây là kết quả của các cuộc thảo luận sâu rộng với các đối tác quốc tế.

Những hạn chế này bao gồm xuất khẩu trên toàn thế giới, nhưng có ngoại lệ dành cho các quốc gia áp dụng các biện pháp kiểm soát tương tự, chẳng hạn như Nhật Bản và Hà Lan đã thực hiện trước đây. Cục An ninh và Công nghiệp (BIS) của Bộ Thương mại kỳ vọng sẽ có thêm nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp tương tự.

“Động thái này đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của chúng ta bắt kịp với các công nghệ đang phát triển nhanh chóng và trở nên hiệu quả hơn khi chúng ta phối hợp với các đối tác quốc tế,” ông Alan Estevez - Thứ trưởng Cục An ninh và Công nghiệp cho biết.

“Việc điều chỉnh các biện pháp kiểm soát đối với công nghệ lượng tử và các công nghệ tiên tiến khác sẽ khiến cho các đối thủ của chúng ta gặp khó khăn đáng kể trong việc phát triển và triển khai những công nghệ này theo cách đe dọa đến an ninh chung của chúng ta,” ông Estevez bổ sung. Các quan chức sẽ tổ chức một giai đoạn lấy ý kiến công chúng kéo dài 60 ngày trước khi ban hành quy định cuối cùng.

Cùng với lĩnh vực bán dẫn, cả Trung Quốc và Mỹ đều mong muốn trở thành những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán lượng tử, một công nghệ mà các quốc gia này cho rằng là có khả năng thay đổi cuộc chơi.

Mặc dù Trung Quốc không được nhắc đến trực tiếp trong các tài liệu, nhưng các biện pháp kiểm soát này phù hợp với chuỗi động thái của Chính quyền Tổng thống Biden nhằm hạn chế sự phát triển của Bắc Kinh trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và điện toán. 

Giữa bối cảnh các biện pháp hạn chế và lệnh trừng phạt công nghệ ngày càng gia tăng từ Washington, Bắc Kinh đã đẩy mạnh nỗ lực tự chủ, đầu tư hàng tỷ USD vào các công nghệ quan trọng để củng cố ngành công nghiệp sản xuất chip của mình.

Theo một phân tích gần đây về công nghệ bán dẫn của Trung Quốc do công ty nghiên cứu bán dẫn TechanaLye có trụ sở tại Tokyo thực hiện, các chip xử lý do Trung Quốc sản xuất đã đạt đến trình độ chỉ chậm hơn khoảng ba năm so với công ty dẫn đầu ngành - Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd, theo báo cáo của Nikkei Asia.

Khi Mỹ tiếp tục tăng cường kiểm soát, ngành công nghiệp toàn cầu đã thể hiện một mức độ do dự nhất định. Trung Quốc là thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới, và các công ty của nước này vẫn là khách hàng chủ chốt của nhiều công ty bán dẫn hàng đầu thế giới, bao gồm cả những công ty ở Mỹ.

Vào ngày 4/9/2024, Giám đốc điều hành của Tập đoàn thiết bị chip khổng lồ ASML của Hà Lan - công ty bị hạn chế cung cấp các thiết bị bán dẫn tiên tiến hàng đầu cho Trung Quốc cho biết các biện pháp hạn chế do Mỹ dẫn đầu ngày càng mang động cơ kinh tế nhiều hơn theo thời gian và ông dự đoán sẽ có nhiều phản ứng đối kháng hơn. Chính phủ Hà Lan đã tuyên bố sẽ xem xét các lợi ích kinh tế của ASML khi quyết định có thắt chặt thêm các quy định xuất khẩu bán dẫn hay không.

Trong khi đó, ông Cheong Inkyo - Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc đã tuyên bố trong tuần này rằng Mỹ nên cung cấp nhiều ưu đãi hơn nếu muốn Seoul tuân thủ các biện pháp hạn chế xuất khẩu bổ sung đối với chip bán dẫn của Trung Quốc. Bắc Kinh từ lâu đã khẳng định rằng các biện pháp hạn chế chip của Mỹ và các đồng minh là cạnh tranh không lành mạnh và gây tổn hại đến chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO liên quan đến các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO liên quan đến các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip Mỹ gia hạn thêm 1 năm các điều kiện miễn trừ xuất khẩu chip sang Trung Quốc Mỹ gia hạn thêm 1 năm các điều kiện miễn trừ xuất khẩu chip sang Trung Quốc Mỹ cấm xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc Mỹ cấm xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Nền tảng mạng xã hội TikTok có thể sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ từ ngày 19/1 tới. Liệu TikTok sẽ "chấp nhận đóng cửa" hay phải "bán mình" để tồn tại?
Nền tảng mạng xã hội TikTok có thể sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ từ ngày 19/1 tới. Liệu TikTok sẽ "chấp nhận đóng cửa" hay phải "bán mình" để tồn tại?
Trong bối cảnh TikTok ở Mỹ đối diện nguy cơ bị cấm, thông tin về khả năng tỷ phú Elon Musk mua lại nền tảng này gây chú ý. Tuy nhiên, để thực hiện thương vụ này, Musk hoặc bất kỳ đối tác nào cũng cần một khoản tiền khổng lồ, kèm theo nhiều thách thức về pháp lý và quyền riêng tư.
06/09/2024
Vụ nổ Cybertruck ở Las Vegas không chỉ là một cú sốc an ninh khi Matthew Livelsberger sử dụng ChatGPT để lên kế hoạch, mà còn làm chao đảo với nhiều lĩnh vực.
06/09/2024
Apple iPhone 17 sẽ phải đối mặt với thử thách lớn đó là duy trì sự sáng tạo hay tiếp tục lối mòn thiết kế. Những cải tiến nhỏ nhặt của iPhone 17 không thể làm người dùng xao xuyến trước cuộc cạnh tranh khốc liệt.
06/09/2024
Sự phát triển của AI đang đặt ra câu hỏi về tác động của nó đến biến đổi khí hậu. Các tập đoàn công nghệ thừa nhận tiêu thụ năng lượng khổng lồ và phát thải khí nhà kính, nhưng cũng mở ra cơ hội cho giải pháp bền vững.
06/09/2024
Tin mới