Nền tảng tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần

10/02/2023

VTV.vn - Tại Việt Nam, đang có những người tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phát triển các nội dung số, xây dựng các hoạt động phục vụ cộng đồng.

ZenMe là một nền tảng cộng đồng mới ra mắt, với mục tiêu tạo nên những nhóm cộng đồng chung mối quan tâm về Thân - Tâm - Trí.

Nền tảng này được xây dựng cho 2 nhóm đối tượng tham gia. Thứ nhất là những người dùng có mong muốn được chữa lành về tâm lý và thay đổi lối sống lành mạnh, muốn nhận sự trợ giúp. Thứ hai là nhóm hướng dẫn gồm các chuyên gia, các nhà sáng tạo nội dung số trong lĩnh vực tâm lý, sức khỏe, dinh dưỡng, có khả năng hỗ trợ, tư vấn, dẫn dắt các nhóm người dùng khác nhau.

Ông Thái Thanh Nhật Quang - Người sáng lập và CEO của ZenMe - cho biết, nền tảng này tích hợp các công nghệ, cho phép các nhà sáng tạo nội dung số có thể tương tác với người dùng thông qua nhiều hoạt động khác nhau như tổ chức các hoạt động nhóm, buổi tư vấn, lớp học... thay vì chỉ chia sẻ kinh nghiệm một chiều như trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay.

Trong quá trình đó, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ rất hiệu quả khi cho phép tạo ra nhiều nhóm chủ đề khác nhau như chia sẻ các món ăn, chia sẻ kiến thức về tập luyện đúng cách, tạo ra những thử thách về ăn uống hay lịch tập dành cho những người có chung sự quan tâm.

Thuật toán AI còn được ZenMe áp dụng trong việc sàng lọc sức khỏe tâm lý ngay khi người dùng tham gia ứng dụng. Chatbot được ứng dụng để trò chuyện với người dùng, giúp phân tích những nhu cầu cũng như vấn đề họ đang quan tâm, nhận diện những thay đổi trên khuôn mặt của người dùng.

Trí tuệ nhân tạo cũng được ứng dụng nhằm giúp người dùng theo dõi sự tiến bộ, phản hồi đo lường hiệu quả bài tập nhanh nhất tới người dùng để chỉnh sửa các động tác sai.

Giải mã cơn sốt ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT Giải mã cơn sốt ứng dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT

VTV.vn - Sau khi ra mắt vào cuối tháng 11 năm ngoái, công cụ có tên ChatGPT đã và đang tạo nên cơn sốt trên toàn cầu, trong đó có cả người dùng ở Việt Nam.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
10/02/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
10/02/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
10/02/2023
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
10/02/2023
Tin mới