Nga chính thức dừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine

Ngọc Huyền(t/h) - Thứ năm, ngày 02/01/2025 12:43 GMT+7

Ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng xuất khẩu khí đốt qua hệ thống đường ống thời Liên Xô chạy qua Ukraine, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quan hệ năng lượng với châu Âu.

Nga chính thức dừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine
Ảnh minh hoạ.

Vào ngày đầu tiên của năm 2025, việc Nga chính thức ngừng xuất khẩu khí đốt qua hệ thống đường ống thời Liên Xô chạy qua Ukraine đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, chấm dứt hàng thập kỷ Nga thống trị thị trường năng lượng châu Âu. Từ 5h sáng ngày 1/1, Công ty Gazprom thông báo dừng cung cấp khí đốt qua hệ thống này sau khi Ukraine từ chối gia hạn thỏa thuận trung chuyển.

Giá dầu ghi nhận sự tăng nhẹ trong những ngày cuối năm.webp

Bản hợp đồng xuất khẩu dầu sang Châu Âu chính thức hết hạn vào 01/01/2025. (Ảnh minh họa)

Điều đáng chú ý là sự kiện này không gây ra biến động lớn về giá khí đốt trên thị trường, do đã được dự báo từ trước. Nhiều quốc gia EU, từng phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung từ Nga, như Slovakia và Áo, đã chuyển sang các nguồn cung thay thế từ Na Uy, Mỹ và Qatar.

Ukraine coi việc Nga dừng trung chuyển khí đốt là một "thất bại lớn" của Moscow. Tổng thống Volodymyr Zelensky nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của Mỹ trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu và kêu gọi sự hỗ trợ dành cho các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng.

Ủy ban châu Âu cũng lên tiếng khẳng định hạ tầng khí đốt của EU hiện nay đã đủ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu mà không cần phụ thuộc vào Nga. Kể từ năm 2022, EU đã tăng cường nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ các đối tác như Mỹ và Qatar, đồng thời giảm mạnh tỷ lệ nhập khẩu từ Nga, vốn từng chiếm khoảng 35% thị trường khí đốt châu Âu trước cuộc xung đột tại Ukraine.

Động thái này cũng có tác động đáng kể đến Ukraine, quốc gia dự kiến mất đi khoảng 1 tỷ USD mỗi năm từ phí trung chuyển. Tính đến năm 2023, Nga chỉ còn vận chuyển khoảng 15 tỷ mét khối khí đốt qua Ukraine, giảm mạnh so với con số 65 tỷ mét khối vào năm 2020. Cùng với việc các đường ống Nord Stream qua biển Baltic và Yamal-Europe qua Belarus cũng đã ngừng hoạt động, hệ thống vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu giờ đây gần như không còn hoạt động hiệu quả.

Việc chấm dứt trung chuyển khí đốt qua Ukraine không chỉ đánh dấu sự thay đổi lịch sử trong quan hệ năng lượng giữa Nga và châu Âu mà còn thể hiện nỗ lực mạnh mẽ của EU trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và đa dạng hóa nguồn cung. Đây cũng là kết quả của các chính sách chiến lược của châu Âu nhằm đối phó với tình hình địa chính trị phức tạp và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga.

Bài liên quan
Cuộc chiến thương mại leo thang đang đẩy đồng USD rơi vào vùng nguy hiểm. Khi Trung Quốc nâng thuế với hàng hóa Mỹ và các nhà đầu tư chuyển hướng sang tài sản trú ẩn an toàn, đồng bạc xanh đã rớt xuống mức thấp nhất trong sáu tháng.
Cuộc chiến thương mại leo thang đang đẩy đồng USD rơi vào vùng nguy hiểm. Khi Trung Quốc nâng thuế với hàng hóa Mỹ và các nhà đầu tư chuyển hướng sang tài sản trú ẩn an toàn, đồng bạc xanh đã rớt xuống mức thấp nhất trong sáu tháng.
Trước những thay đổi liên tục trong chính sách thuế của Mỹ, nhiều doanh nghiệp châu Âu buộc phải tính toán lại chiến lược toàn cầu nhằm bảo vệ thị phần tại thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Dù căng thẳng thuế quan tạm lắng, tương lai vẫn ẩn chứa nhiều bất ổn, buộc các công ty phải linh hoạt ứng biến.
02/01/2025
Là tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, Bắc Kạn đang nổi lên là điểm sáng trong phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ.
02/01/2025
Giá dầu thế giới giảm hơn 2 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 10/4 (theo giờ địa phương) và gần như tuột khỏi đà tăng của phiên trước đó, khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc tạm dừng áp thuế quan diện rộng của Mỹ và chuyển trọng tâm sang cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
02/01/2025
Chứng khoán Mỹ lại vừa có một phen chao đảo, khi cả 3 chỉ số chính đều giảm mạnh trong phiên giao dịch đêm 10/4 (theo giờ Việt Nam).
02/01/2025
Tin mới