Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày kín đơn hàng đến hết năm

Ban Thời sự - Thứ năm, ngày 13/02/2025 12:41 GMT+7

Các doanh nghiệp đang có kế hoạch tăng tuyển dụng lao động, mở rộng sản xuất để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày kín đơn hàng đến hết năm
Hình minh hoạ.

Năm ngoái, dệt may và da giày là hai ngành có tổng kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 71 tỷ USD. Năm nay để hướng tới mục tiêu tăng trưởng trên 10%, việc mở rộng sản xuất, ổn định đơn hàng cũng như ổn định nguồn lao động là nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp ngay từ đầu năm.

Ngay sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Công ty Cổ phần Giày Vĩnh Yên đã chuẩn bị hoàn thành đơn hàng 500.000 đôi giày xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu trong quý I. Năm nay, để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 2 triệu đôi giày, theo đại diện doanh nghiệp, bên cạnh việc ổn định đơn hàng, thì nguồn lao động chính là yếu tố then chốt.

Ông Lê Xuân Vui - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Giày Vĩnh Yên cho biết: "Mục tiêu của doanh nghiệp chúng tôi là sẽ tăng từ 9 đến 10% so với năm 2024. Thực tế là đơn hàng của chúng tôi đã ký được đến hết năm 2025, nhưng nếu không có lao động thì sẽ không thể sản xuất được. Do vậy để thực hiện được mục tiêu và hoàn thành mục tiêu sản xuất năm nay đã đề ra, lực lượng lao động ổn định chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp".

Còn với Công ty May 10, năm ngoái đã đạt doanh thu xuất khẩu trên 4.700 tỷ đồng. Năm nay để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 10%, doanh nghiệp đã phải chuẩn bị kế hoạch mở rộng sản xuất và tuyển dụng ngay từ đầu năm.

may bìa.webp

Hình minh hoạ. 

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết: "Năm 2025, chúng tôi có nhu cầu cần tuyển từ 3.000 đến 5.000 lao động cho các nhà máy tại Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình và ngay tại Hà Nội, để tăng lực lượng sản xuất, đảm bảo đơn hàng đã ký kết, phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trên 2 con số".

"Người lao động được quyền lựa chọn ngành mà họ cảm thấy rằng là thu nhập phù hợp, thời gian làm việc phù hợp. Chính từ ý thức đó mà ngành dệt may Việt Nam đều thực hiện nghỉ trọn vẹn ngày Chủ nhật, làm việc bình quân kể cả thời gian nghỉ còn 9h đến 9h30, không có hiện tượng làm việc 11, 12 tiếng, làm việc cả ngày Chủ nhật. Tất cả những yếu tố này chính là yếu tố căn bản để tiếp tục thu hút được lao động", ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam đánh giá.

Một trong những yêu cầu quan trọng của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đó là việc bảo đảm lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản, quyền lợi của người lao động… Thực thi tốt yêu cầu này sẽ giúp các doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tận dụng được các lợi thế phát triển./.

Bài liên quan
Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội xuất khẩu nhôm, thép vào thị trường Mỹ bởi năng lực sản xuất của nước này chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu trong nước.
Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội xuất khẩu nhôm, thép vào thị trường Mỹ bởi năng lực sản xuất của nước này chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu trong nước.
Sức tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ, với các doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý I/2025 và đang đàm phán cho quý II/2025.
13/02/2025
Theo số liệu mới công bố, nhiều hãng bán lẻ tại Mỹ đang đóng cửa một loạt cửa hàng hay chi nhánh. Con số này thậm chí còn cao hơn giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát.
13/02/2025
Hơn 8.000 tỷ đồng là nguồn vốn mà các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh dành cho việc chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường Tết.
13/02/2025
Các siêu thị, doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn cung dồi dào cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo bình ổn giá cả hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
13/02/2025
Tin mới