Những khuyến cáo của chuyên gia về bệnh cúm mùa

Ban Thời sự - Thứ bảy, ngày 08/02/2025 21:39 GMT+7

Cúm là dịch bệnh được nhiều người quan tâm, đặc biệt sau khi minh tinh người Đài Loan (Trung Quốc) Từ Hy Viên ra đi ở tuổi 48 do bị cúm, dẫn đến viêm phổi nặng.

Những khuyến cáo của chuyên gia về bệnh cúm mùa
Hình minh hoạ.

Cúm mùa là bệnh xuất hiện rải rác quanh năm nhưng thời điểm mùa Đông Xuân vẫn là cao điểm của dịch, nhất là ở khu vực phía Bắc. Căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus cúm này có thể tự khỏi nhưng cũng có thể diễn biến từ nhẹ đến nguy kịch rất nhanh, thậm chí dẫn đến tử vong. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện có 8 ca mắc cúm biến chứng nặng đang điều trị. Hầu hết là cúm A được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng suy hô hấp. Trong đó 1 trường hợp đang phải chạy ECMO.

Một bệnh nhân 58 tuổi là trường hợp mắc cúm A nặng nhất tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Trước đó, ông bị ho, sốt, tự mua thuốc uống. Đến lúc không đỡ mới vào viện, xét nghiệm cho kết quả bị cúm A. Sau đó bệnh diễn biến nặng nhanh, khó thở tăng. Lúc được chuyển từ Tuyên Quang vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thì phổi đã tổn thương gần như toàn bộ, sốc nhiễm khuẩn, suy thận. Dù thở máy, lọc máu nhưng vẫn suy hô hấp nặng nên được chỉ định đặt ECMO.

Còn một bệnh nhân khác 62 tuổi, đang thở máy, có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là một trong những bệnh nền khiến bệnh nhân cúm có nguy cơ biến chứng cao, do phổi đã bị tổn thương từ trước, mà virus cúm lại tác động trực tiếp lên phổi.

Cúm thường là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, nhất là với những người có bệnh nền, người cao tuổi hoặc suy giảm miễn dịch. Khi bệnh diễn tiến nặng mới nhập viện thì nguy cơ cao biến chứng nặng, điển hình là viêm phổi, bội nhiễm vi khuẩn, suy đa tạng, điều trị sẽ rất khó khăn.

Việt Nam hôm nay đã mời bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - để trao đổi những thông tin cần thiết.

cum.webp

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - trao đổi về bệnh cúm mùa trong chương trình Việt Nam hôm nay.

- Liệu rằng trường hợp của minh tinh kể trên rất ít khi xảy ra hay cũng phổ biến cần lưu tâm?

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Bệnh cúm mùa nhiều người từng trải qua và đa số diễn biến nhẹ, sốt, ốm vài ngày rồi hồi phục. Tuy nhiên bất cứ bệnh lý nào cũng có tỷ lệ diễn biến bất thường ở mức độ nào đó, cúm cũng như vậy. Có tỷ lệ nhỏ diễn biến nặng, có thể dẫn đến tử vong

- Những triệu chứng điển hình của cúm mùa là gì và những trường hợp nào hay gặp biến chứng?

Người bị bệnh cúm có tình trạng sốt cao, viêm đường hô hấp, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, đau mỏi người... sau vài ngày sẽ đỡ dần, hồi phục. Nhưng vẫn có người ho kéo dài. Một tỷ lệ nhỏ diễn biến nặng như viêm phổi, tỷ lệ rất nhỏ có thể dẫn đến tử vong.

- Bác sĩ có thể cho biết khi có những triệu chứng điển hình của cúm như ho, sốt, đau mỏi người thì nên xử trí như thế nào, có nên vào bệnh viện khám và xét nghiệm ngay không?

Có 3 chủng cúm A, B và C trong đó cúm A hay gây dịch lớn hơn cả. Người bị bệnh cúm sẽ sốt vài ngày, đau mỏi người sau đó đỡ dần, hồi phục. Nhưng người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, ghép tạng... thì nên đi khám ở bệnh viện vì dễ có diễn biến nặng. Người mắc cúm bình thường khi thấy khó hạ sốt, mệt lả bất thường cũng nên đi khám để kiểm tra xem ngoài cúm còn mắc vấn đề gì khác hay không?

- Việc phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vaccine phòng cúm mùa hàng năm nhưng có cần lưu ý gì về thời điểm tiêm hay không ?

Tiêm phòng để tạo miễn dịch. Virus cúm thay đổi kháng nguyên khá nhanh chóng nên tiêm năm nay, năm sau có thể biến đổi, vaccine không còn tác dụng vì vậy nên đi phòng cúm hàng năm. Tiêm thời điểm nào cũng có tác dụng nhưng ở Việt Nam phù hợp hơn cả là khoảng tháng 9, tháng 10.

- Ngoài tiêm phòng thì còn biện pháp phòng cúm nào có thể thực hiện ngay tại nhà?

Bệnh cúm lây truyền theo đường hô hấp vì thế người bị cúm hạn chế ra nơi đông người, nên đeo khẩu trang hạn chế phát tán virus. Nguời tiếp xúc gần với bệnh nhân cúm cũng nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, vệ sinh bề mặt xung quanh. Điều này đặc biệt quan trọng với gia đình có trẻ nhỏ, người lớn tuổi, có bệnh nền.

Ngoài ra cần tránh lầm tưởng về bệnh cúm như: tiêm vaccine ngừa cúm có thể khiến bạn bị cúm, người trẻ, khỏe mạnh thì không cần tiêm phòng, dùng thuốc kháng sinh để chữa cúm, không cần tiêm nhắc lại... Tiêm phòng hàng năm và ăn uống, tập luyện thường xuyên để tăng sức đề kháng vẫn là biện pháp căn bản tự bảo vệ trước dịch cúm ngày càng phức tạp./.

Từ khoá:
Bài liên quan
Tin tưởng vào tiềm năng thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đặt mục tiêu cao dù lần đầu đến chào hàng.
Tin tưởng vào tiềm năng thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đặt mục tiêu cao dù lần đầu đến chào hàng.
Saffron, hay nhụy hoa nghệ tây, được mệnh danh là "vàng đỏ" với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại thảo dược quý giá này. Dưới đây là những đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng saffron để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
08/02/2025
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023
08/02/2025
Sau khi tăng 1 USD trong phiên giao dịch ngày 2/4, giá dầu thế giới đảo chiều giảm mạnh trong phiên giao dịch ngoài giờ sau khi Tổng thống Mỹ công bố thuế đối ứng.
08/02/2025
Báo cáo của S&P Global chỉ ra giá đầu vào, tức các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp tục tăng trong tháng 3.
08/02/2025
Tin mới