Phiền toán đến từ những chiếc điện thoại thông minh

28/12/2023

VTV.vn - Những chiếc điện thoại thông minh có thể mang tới nhiều phiền toán hơn những gì mọi người từng nghĩ.

Ngày nay, mọi người đã quá quen với những chiếc điện thoại di động luôn ở bên mình mọi lúc mọi nơi. Đơn giản là bởi tiện ích của chính những chiếc điện thoại này khi cho phép người dùng nghe, gọi, nhắn tin, lướt web, xem video, nghe nhạc, học tập, chụp ảnh, làm việc... Mọi thứ đều thu nhỏ chỉ trong tầm tay.

Tuy nhiên, chính sự tiện ích này lại khiến mọi khoảng không gian, thời gian trong ngày của mỗi người dường như chủ yếu cũng xoay quanh chiếc điện thoại. Không ít phiền toái và rắc rối đã phát sinh từ những chiếc điện thoại thông minh.

Tại các quán cafe, rạp chiếu phim hay các lớp học, chỉ cần một tiếng chuông vang lên cũng có thể khiến cho chủ nhân của chiếc điện thoại trở thành kẻ phiền toán, người mất lịch sự hay kẻ gây rối.

Điện thoại thông minh, hay cụ thể hơn là các tiện ích như mạng xã hội và các ứng dụng giải trí trên điện thoại, đã lấy đi rất nhiều thứ của con người, từ thời gian tới sự tương tác thực sự với nhau.

Với những tiện ích mà điện thoại mang lại, chúng ta khó có thể loại bỏ hoàn toàn điện thoại khỏi cuộc sống của mình. Tuy nhiên, để điện thoại giúp ích nhiều hơn gây phiền toái, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử sao cho phù hợp để chúng ta không làm phiền nhau bằng điện thoại.

Hơn một nửa dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh Hơn một nửa dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh

VTV.vn - GSMA tiết lộ mức độ sở hữu điện thoại thông minh trên toàn thế giới là 54% vào cuối năm 2022, với đại đa số trong số 4,3 tỷ người đó sử dụng dịch vụ Internet di động.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
28/12/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
28/12/2023
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
28/12/2023
Công ty tài chính trực tuyến Klarna của Thụy Điển gây sốc khi tuyên bố ngừng tuyển dụng vì AI có thể làm mọi việc, dấy lên tranh cãi về tương lai lao động trong kỷ nguyên số.
28/12/2023
Tin mới