Quảng Ninh thu giữ 2 tấn thực phẩm và sữa bột không rõ nguồn gốc

Ngọc Mỹ (t/h) - Thứ bảy, ngày 17/05/2025 18:39 GMT+7

Trong đợt cao điểm kiểm tra an toàn thực phẩm, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 – Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tạm giữ hơn 2 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Cẩm Phả.

Quảng Ninh thu giữ 2 tấn thực phẩm và sữa bột không rõ nguồn gốc
Đội QLTT số 1 kiểm đếm tang vật tạm giữ.

Trong quá trình kiểm tra Hộ kinh doanh Đức Phúc tại phường Cẩm Thủy, TP. Cẩm Phả, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 – Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện trên 2,1 tấn thực phẩm được lưu trữ trong kho lạnh, bao gồm mỡ lợn, mực ống, ruốc gà, vụn cá… Chủ cơ sở là ông Nguyễn Văn Tuyên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa trên.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số tang vật để xử lý theo quy định pháp luật. Tổng giá trị lô hàng ước tính khoảng 95 triệu đồng. Đội QLTT số 1 đang hoàn thiện hồ sơ, dự kiến xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh vi phạm với mức phạt 70 triệu đồng.

Trước đó, vào sáng ngày 14/5, lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2 – Phòng CSGT Công an tỉnh tiến hành kiểm tra xe tải mang biển kiểm soát 29H-884.61 do ông Nguyễn Văn Hạnh (trú tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) điều khiển. Phương tiện thuộc Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Kim Quy, đang giao hàng tại Trung tâm khai thác Viettel Post Quảng Ninh, khu công nghiệp Cái Lân, phường Giếng Đáy, TP. Hạ Long.

Kết quả kiểm tra cho thấy, trên xe chứa nhiều sản phẩm nhập lậu gồm sữa bột, thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Tổng trị giá lô hàng khoảng 70 triệu đồng. Vụ việc hiện đang được tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định.

Từ ngày 15/4 đến 15/5, lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra, xử lý gần 60 vụ vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, xử phạt tổng số tiền gần 700 triệu đồng. Các trường hợp vi phạm chủ yếu là kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu và vi phạm điều kiện bảo quản thực phẩm./. 

Bài liên quan
Ngày 4/7, thông tin từ Cục Hải quan cho biết trong 6 tháng đầu năm, ngành đã quyết liệt đấu tranh và triệt phá trên 8.560 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 13.614 tỷ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước đạt hơn 461 tỷ đồng.
Ngày 4/7, thông tin từ Cục Hải quan cho biết trong 6 tháng đầu năm, ngành đã quyết liệt đấu tranh và triệt phá trên 8.560 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá hàng hóa vi phạm hơn 13.614 tỷ đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước đạt hơn 461 tỷ đồng.
EVN yêu cầu rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc hóa đơn tiền điện tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6/2025.
17/05/2025
Trong tháng 6/2025, sản lượng điện bình quân theo ngày trên toàn địa bàn Hà Nội đạt hơn 90 triệu kWh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.
17/05/2025
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin về tiến độ điều tra vụ sữa giả HIUP và dầu chăn nuôi dùng cho người Ofood.
17/05/2025
Ngày 2/7, Công an tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Đường Văn Thiết ở phường Việt Trì, tỉnh Phú Thọ về tội sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả.
17/05/2025
Tin mới