Robot in 3D ngay trong cơ thể người

30/04/2023

VTV.vn - Công nghệ in 3D đã đạt được bước tiến mới khi có thể thực hiện ngay trong cơ thể con người.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học New South Wales, Australia do TS. Đỗ Thanh Nhỏ dẫn đầu và các cộng sự đã chế tạo cánh tay robot mềm siêu nhỏ, có đầu in 3 trục có thể uốn cong, di chuyển linh hoạt trong cơ thể và in 3D sinh học lên bề mặt nội tạng và mô. Thiết bị luồn vào cơ thể thông qua đường miệng và trực tràng, tái tạo các mô bị tổn thương của các bộ phận bên trong cơ thể như ruột, dạ dày, gan, thận, tim, phổi, thậm chí mạch máu.

Theo TS. Đỗ Thanh Nhỏ - Giám đốc Phòng thí nghiệm Robot Y tế, Đại học New South Wales, Australia, phương pháp truyền thống cấy ghép vật liệu 3D sinh học vào trong cơ thể đa số phải mổ hở. Quá trình này có nguy cơ nhiễm trùng và mất nhiều máu. Do đó, các nhà nghiên cứu đã quyết tâm phát triển một thiết bị in trực tiếp vật liệu sinh học bên trong cơ thể.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị in trong trực tràng nhân tạo và trên bề mặt thận lợn và tim lợn, thử nghiệm với các vật liệu khác nhau, trong đó có vật liệu sinh học tích hợp tế bào sống. Kết quả cho thấy, tế bào sinh học không bị ảnh hưởng bởi quá trình in 3D, đa phần các tế bào vẫn sống và 7 ngày sau khi in, số lượng mô tăng gấp 4 lần.

Công nghệ này được kỳ vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành in 3D sinh học và mổ nội soi.

Bên trong môi trường mô phỏng sao Hỏa được in 3D Bên trong môi trường mô phỏng sao Hỏa được in 3D

VTV.vn - Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố một không gian sống mới mô phỏng môi trường sao Hỏa - gồm 4 căn phòng nhỏ, 1 phòng tập thể dục và rất nhiều cát đỏ.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
30/04/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
30/04/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
30/04/2023
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
30/04/2023
Tin mới