Siết kiểm soát mỹ phẩm kém chất lượng

VTV Times - Thứ tư, ngày 21/05/2025 10:16 GMT+7

Hiện các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực mỹ phẩm diễn biến ngày càng phức tạp - theo nhận định của Bộ Y tế.

Siết kiểm soát mỹ phẩm kém chất lượng
Hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả (khoảng hơn 100 mã sản phẩm khác nhau) bị Công an Hà Nội khám xét.

Bộ Y tế mới đây có công văn số 2965/BYT-QLD gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng hóa là mỹ phẩm. 

Nội dung công văn nêu rõ, trong thời gian gần đây, qua công tác hậu kiểm và phản ánh từ người tiêu dùng, phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Y tế nhận thấy tình trạng kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng và các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực mỹ phẩm diễn biến ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, quyền lợi người tiêu dùng và uy tín của ngành mỹ phẩm trong nước.

Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng; Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:

1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, tập trung vào: 

- Các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được công bố theo quy định.

- Mỹ phẩm quảng cáo sai sự thật, ghi nhãn không đúng quy định.

- Hoạt động kinh doanh trực tuyến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.

2. Thực hiện hậu kiểm thường xuyên đối với các sản phẩm mỹ phẩm đã lưu thông trên thị trường, thông qua việc lấy mẫu kiểm nghiệm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người tiêu dùng.

3. Chỉ đạo ngành Y tế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng: Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Thuế, Ban Chỉ đạo 389 địa phương ... :

- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán mỹ phẩm giả, không đạt chất lượng.

- Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý mỹ phẩm đến cộng đồng, doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhằm nâng cao nhận thức, cảnh giác và tố giác các hành vi vi phạm.

5. Rà soát các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan liên quan và chính quyền các địa phương đối với hoạt động sản xuất, buôn bán mỹ phẩm. Trường hợp có khó khăn, bất cập, đề nghị khẩn trương phản ánh về các cơ quan chức năng để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi.

6. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị thực hiện bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ sức khỏe nhân dân và quyền lợi người tiêu dùng./. 

Bài liên quan
Theo báo cáo của StartupBlink, TP Hồ Chí Minh xếp hạng 110 và nằm trong top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.
Theo báo cáo của StartupBlink, TP Hồ Chí Minh xếp hạng 110 và nằm trong top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.
Xuất khẩu gạo còn nhiều mặt hạn chế, rào cản về kỹ thuật, chất lượng cùng chi phí vận chuyển logistics. Cùng đó là thiếu công tác chế biến sâu và bảo quản, cũng như chính sách điều hành xuất khẩu gạo, công tác liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa bền vững...
21/05/2025
Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng được giảm từ 10% xuống còn 5% trong thời gian từ nay đến hết năm 2026.
21/05/2025
Một đường dây sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng giả quy mô cực lớn đã bị lực lượng chức năng triệt phá, thu giữ hơn 100 tấn hàng.
21/05/2025
Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt liên quan đến mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm khẩn trương siết chặt quản lý sản phẩm chống nắng.
21/05/2025
Tin mới