Sự phát triển của mạng di động tại Việt Nam

08/03/2023

VTV.vn - Cùng nhìn lại những ngày đầu phát triển của mạng di động tại Việt Nam.

Nếu nhìn lại những mẫu điện thoại di động đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, chúng thường khá to và nặng. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, sở hữu một chiếc điện thoại di động như thế lại thật không đơn giản. Để chúng hoạt động thông suốt cũng không hề dễ dàng.

Tháng 4/1993, MobiFone - mạng di động đầu tiên của Việt Nam - đã chính thức ra mắt. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, mạng di động chỉ phủ sóng ở 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Long Thành, Vũng Tàu.

Số lượng người dùng thời điểm đó cũng rất hạn chế. Sóng điện thoại di động cũng chưa được tốt, nhiều lúc nghe gọi chập chờn, rớt mạng.

Rồi sau đó, với sự hoàn thiện từng bước về hạ tầng mạng thông tin di động, Vinaphone ra đời. Và đến năm 1999, sóng di động đã phủ 100% tỉnh, thành phố.

Cuối năm 2004, mạng di động Viettel Mobile chính thức đi vào hoạt động. Một số nhà mạng nhỏ, lẻ khác cũng bắt đầu tham gia thị trường như: HT Mobile, EVN Telecom, S-Fone…

Hội nghị di động thế giới năm (MWC) 2023 - một trong những sự kiện thường niên lớn nhất của ngành công nghệ toàn cầu - vừa diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha.

Tại diễn đàn này, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel là đơn vị duy nhất đại diện cho Việt Nam giới thiệu các giải pháp hạ tầng viễn thông, giải pháp công nghệ số cốt lõi trong các lĩnh vực như: thanh toán số, an ninh mạng, phát triển chính quyền số…

Đây đều là những công nghệ mới, do Việt Nam làm chủ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.

Việt Nam tăng 10 bậc về tốc độ mạng Internet di động Việt Nam tăng 10 bậc về tốc độ mạng Internet di động

VTV.vn - Việt Nam hiện đứng thứ 56 thế giới về tốc độ Internet di động, tăng 10 bậc so với tháng trước.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
08/03/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
08/03/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
08/03/2023
Năm 2024 chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật: ngừng sóng 2G, thương mại hóa 5G, thu hút đầu tư lớn vào AI và bán dẫn cùng những chính sách quản lý Internet mới. Những thay đổi này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn đặt ra những thách thức lớn trong hành trình hội nhập toàn cầu.
08/03/2023
Tin mới