Sức "nóng" của ChatGPT trên thế giới

03/02/2023

VTV.vn - ChatGPT nổi lên như một hiện tượng, đạt tới 10 triệu người dùng mỗi ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt.

Microsoft mới đây đã xác nhận thực hiện một khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD vào OpenAI - công ty sản xuất công cụ trí thông minh nhân tạo (AI) ChatGPT đang tạo ra sức hút mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

ChatGPT nổi lên như một hiện tượng khi có thể viết văn, làm thơ, tạo ra các cuộc trò chuyện một các tự nhiên, thậm chí có thể thay lập trình viên viết code.

Chỉ sau 40 ngày ra mắt, siêu trí tuệ nhân tạo này đã đạt 10 triệu người dùng mỗi ngày - con số mà Instagram đã mất tới 355 ngày mới đạt được.

Ông Andrew Patel - Nhà nghiên cứu AI tại WithSecure cho rằng, đây là mô hình trí tuệ nhân tạo được huấn luyện dựa trên bộ dữ liệu văn bản cực lớn. Bạn có thể cung cấp dữ liệu cho công cụ này và nó gửi cho bạn sản phẩm đầu ra. Cơ bản, những gì công cụ này đã làm là viết tiếp điều mà bạn đưa ra cho nó. Nếu bạn đặt câu hỏi, nó sẽ trả lời.

Tuy nhiên, sản phẩm này đang gây ra một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của giáo dục truyền thống.

Nhà cung cấp khóa học trực tuyến Study.com đã thực hiện khảo sát với 10.000 sinh viên trên 18 tuổi tại Mỹ về việc sử dụng ChatGPT. Kết quả cho thấy, 48% người được hỏi thú nhận rằng, họ đã từng sử dụng ChatGPT để hoàn thành bài kiểm tra hoặc bài tập.

Trước tình trạng này, khoảng 6.000 giảng viên ở các trường Đại học trên thế giới đã phải sử dụng GPTZero - ứng dụng được phát triển nhằm chống lại việc lạm dụng ChatGPT. Ứng dụng này sẽ giúp các giảng viên nhận biết đâu là văn bản do con người tạo ra và đâu là văn bản của trí tuệ nhân tạo.

ChatGPT có gì đặc biệt? ChatGPT có gì đặc biệt?

VTV.vn - Chỉ trong tuần đầu ra mắt, ChatGPT đã có hơn 1 triệu người dùng thử. Đây là sản phẩm của một công ty trí tuệ nhân tạo do tỷ phú Elon Musk đồng sáng lập.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
03/02/2023
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
03/02/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
03/02/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
03/02/2023
Tin mới