Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng ùn tắc hàng hóa, nông sản tại cửa khẩu

Thùy Linh - Chủ nhật, ngày 01/06/2025 00:00 GMT+7

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không để tình trạng ùn tắc hàng hóa, nông sản tại cửa khẩu, giảm nguy cơ thiệt hại đối với người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu không để tình trạng ùn tắc hàng hóa, nông sản tại cửa khẩu
Ảnh minh hoạ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 79 về việc chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản. Theo nội dung công điện, trong những năm qua, sản xuất, xuất khẩu nông sản nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế của cả nước.

Tuy nhiên, sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản vẫn gặp phải không ít khó khăn do phụ thuộc vào thời tiết, thiên tai, thị trường, tình trạng "được mùa mất giá", mất cân đối cung cầu, ùn ứ hàng hóa xuất khẩu tại cửa khẩu biên giới, nhất là trong thời điểm thu hoạch rộ chưa được khắc phục triệt để, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người nông dân, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, ổn định thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân, nhất là đối với một số ngành hàng như lúa gạo, sầu riêng, vải, nhãn, thanh long, xoài… khi vào mùa thu hoạch rộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Tài chính, Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động chỉ đạo, triển khai kịp thời, linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân.

Thực hiện thông quan nhanh nhất đối với nông sản tươi xuất khẩu

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng trao đổi với các cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, nhất là tại các cửa khẩu xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc để có phương án cụ thể tạo điều kiện và ưu tiên thực hiện thông quan nhanh nhất đối với nông sản tươi xuất khẩu, nhất là vải, sầu riêng và các mặt hàng dễ hư hỏng, nông sản vào chính vụ thu hoạch, hạn chế tối đa tình trạng nông sản xuất khẩu bị ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động, khẩn trương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương cung cấp thông tin, khuyến cáo người dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, đảm đảm đáp ứng các quy trình, quy định, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói, vận chuyển, truy xuất nguồn gốc để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có cửa khẩu, nhất là các địa phương khu vực biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu) chỉ đạo, tổ chức theo dõi, cập nhật, đánh giá, dự báo tình hình lưu thông, tập trung hàng hóa trên địa bàn để phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo lực lượng chức năng triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, kịp thời có biện pháp chủ động điều tiết, quản lý phương tiện đưa hàng lên cửa khẩu biên giới.

"Đồng thời, thường xuyên thông tin về tình hình lưu thông, xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu để các địa phương, cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản biết chủ động điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh, không để tình trạng ùn tắc hàng hóa, nông sản tại cửa khẩu, giảm nguy cơ thiệt hại đối với người dân và doanh nghiệp", nội dung công điện nêu rõ.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản theo dõi sát thông tin về lưu thông, khả năng thông quan xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu, kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, điều tiết lượng hàng xuất khẩu nhằm thích ứng linh hoạt, tránh tối đa tình trạng ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu; tăng cường thu mua dự trữ nông sản, nhất là trong thời điểm thu hoạch rộ để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân.

Bài liên quan
Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Bộ Công Thương đang tích cực chuẩn bị cho việc triển khai lộ trình mới về sử dụng xăng sinh học tại Việt Nam, với mục tiêu chuyển sang sử dụng xăng E10 (pha 10% ethanol vào xăng khoáng) trên toàn quốc từ ngày 1/1/2026.
01/06/2025
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với xe nhập khẩu từ EU và Mexico từ ngày 1/8, khiến ngành ô tô hai khu vực này chao đảo và đứng trước nguy cơ mất thị trường Mỹ. Các bên còn hai tuần để đàm phán, nhưng cơ hội đạt được thỏa thuận vẫn là dấu hỏi lớn.
01/06/2025
Đạo luật GENIUS đặt ra các tiêu chuẩn đối với stablecoin - một loại tiền kỹ thuật số được thiết kế để giữ giá ổn định, thường neo theo tỷ giá 1:1 với đồng USD.
01/06/2025
Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,3% đến 8,5% trong năm 2025 là "không thể không làm" và cũng không phải là "mục tiêu bất khả thi".
01/06/2025
Tin mới