Việt Nam chi 200 - 300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh

P.V (t/h) - Thứ bảy, ngày 24/05/2025 12:23 GMT+7

Từ 2020-2024, Việt Nam chi 200-300 triệu USD mỗi năm để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh.

Việt Nam chi 200 - 300 triệu USD mỗi năm nhập gà đông lạnh
Ảnh minh hoạ.

Chia sẻ tại Hội nghị phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững, diễn ra mới đây tại Hà Nội, bà Trần Ngọc Yến - Giám đốc Phụ trách ngành hàng Công ty Agro Monitor - cho biết, tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng đàn gà lấy thịt giai đoạn 2020-2025 đạt bình quân trên 4%/năm.

Tính hết năm 2025, tổng sản lượng thịt gà của Việt Nam đạt gần 2 triệu tấn, trong đó thịt gà trắng chiếm gần 40%. Lượng gà màu thịt xuất bán mỗi năm của Việt Nam hiện đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm.

Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả heo châu Phi tới đàn heo khiến giá thịt heo tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.

Cụ thể, nếu năm 2022, thịt gà chỉ chiếm 29% trong cơ cấu tiêu thụ thịt của Việt Nam thì đến năm 2024, con số này đã tăng lên 33%. Trong khi đó, năm 2022, thịt heo chiếm 53% trong cơ cấu tiêu thụ thịt của Việt Nam thì đến năm 2024, con số này giảm xuống còn 48%.

Cũng theo bà Trần Ngọc Yến, cho dù sản xuất thịt gà nội địa của Việt Nam tăng thì quy mô thịt gà nhập khẩu cũng có xu hướng tăng, đặc biệt trong năm 2024. Theo đó, trong giai đoạn 2020-2024, Việt Nam chi mỗi năm 200-300 triệu USD để nhập 200-300 nghìn tấn thịt gà đông lạnh, tăng mạnh so với giai đoạn 2016-2019. Quy mô nhập khẩu thịt gà chiếm khoảng 15-17% tổng lượng thịt gà sản xuất nội địa nhưng chiếm 30% so với lượng gà trắng sản xuất nội địa.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thịt gà đã chặt mảnh từ Mỹ, trong khi chủ yếu nhập khẩu gà nguyên con từ Hàn Quốc. Mỹ dẫn đầu với hơn 42% thị phần trung bình giai đoạn 2016-2024. Tiếp theo sau là Hàn Quốc, EU và Brazil. Tuy nhiên, từ năm 2020 nhập khẩu thịt gà từ Mỹ có xu hướng giảm do giá gà thịt tại Mỹ tăng.

Định hướng phát triển theo chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Trong đó, tổng đàn gia cầm thường xuyên 550 triệu con đến năm 2030, trong đó, 60% được nuôi theo phương thức công nghiệp. Sản lượng trứng khoảng 23 tỷ quả, thịt gia cầm chiếm 29 – 31% tổng sản lượng thịt xẻ các loại, tỷ trọng gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt 50%. Xuất khẩu được 20 – 25% thịt và trứng gia cầm.

Bài liên quan
Từ những vùng quê Bắc Bộ đến kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Mỹ như Safeway và Costco, vải thiều Việt Nam đang khẳng định vị thế của mình trên bản đồ nông sản quốc tế trong mùa hè năm nay.
Từ những vùng quê Bắc Bộ đến kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Mỹ như Safeway và Costco, vải thiều Việt Nam đang khẳng định vị thế của mình trên bản đồ nông sản quốc tế trong mùa hè năm nay.
UBND TP.Hà Nội đề xuất bổ sung quy định hộ kinh doanh bắt buộc phải đăng ký tài khoản ngân hàng/giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
24/05/2025
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 66/2025 được Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 thì kinh doanh vũ trường, massage, karaoke sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
24/05/2025
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
24/05/2025
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Tĩnh vừa phát hiện, triệt phá 2 đường dây sản xuất, tiêu thụ cồn y tế giả quy mô lớn, thu giữ gần 20.000 chai thành phẩm.
24/05/2025
Tin mới