Vụ gần 600 sản phẩm sữa giả: Bộ Y tế lên tiếng, khẳng định phối hợp chặt với Bộ Công an

PV - Thứ tư, ngày 16/04/2025 07:39 GMT+7

Trước vụ việc sản xuất và tiêu thụ gần 600 sản phẩm sữa giả bị phát hiện tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bộ Y tế cho biết đang tích cực phối hợp với Bộ Công an trong quá trình điều tra, nhằm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Vụ gần 600 sản phẩm sữa giả: Bộ Y tế lên tiếng, khẳng định phối hợp chặt với Bộ Công an
Bộ Y tế lên tiếng về vụ sữa giả

Sáng 15/4, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ chuyên môn và cung cấp tài liệu liên quan.

Bộ Y tế khẳng định luôn kiên định quan điểm trong công tác phòng chống thực phẩm giả, thực phẩm không đảm bảo an toàn, thông qua việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan này thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng như Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương trong việc xử lý các hành vi vi phạm như sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chứa chất cấm, thực phẩm giả…

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, phần lớn sản phẩm thực phẩm được doanh nghiệp tự công bố, trừ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng trước khi lưu thông.

Việc trao quyền tự công bố giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhưng đi kèm là trách nhiệm pháp lý rất rõ ràng: doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ công bố, chất lượng và độ an toàn sản phẩm. Đối với quảng cáo thực phẩm, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt và thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.

Hàng năm, Bộ Y tế đều ban hành kế hoạch hậu kiểm trên toàn quốc. Các bộ ngành, địa phương sẽ triển khai kiểm tra tập trung vào các nội dung trọng điểm như: quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc vi phạm quy định an toàn thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết đã và đang phối hợp với Bộ Công an trong việc kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đồng thời cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ điều tra, nhất là với các vụ có dấu hiệu thực phẩm giả, chứa chất cấm.

Bộ Y tế cũng phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất tăng chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Cùng lúc, Bộ Công an đang đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự để tăng cường xử lý hình sự các hành vi vi phạm ATTP – một công cụ được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả thực phẩm giả, không an toàn trên thị trường.

Bài liên quan
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene, Tauau. Toàn bộ tang vật buộc tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Tĩnh vừa phát hiện, triệt phá 2 đường dây sản xuất, tiêu thụ cồn y tế giả quy mô lớn, thu giữ gần 20.000 chai thành phẩm.
16/04/2025
Ngày 14/7, Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
16/04/2025
Đặc biệt, phần lớn hộ kinh doanh vẫn lo ngại về chi phí đầu tư ban đầu, thay đổi thói quen vận hành, cũng như những áp lực từ công nghệ và thủ tục mới.
16/04/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc đối với lô sản phẩm Sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - loại 125ml của Công ty TNHH MTV sản xuất dược - mỹ phẩm GAMMA.
16/04/2025
Tin mới