Xoài Việt Nam chiếm 97% thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Ban Thời sự - Thứ ba, ngày 27/05/2025 10:24 GMT+7

Xoài Việt Nam hiện chiếm tới 97% thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc, vượt xa các đối thủ như Thái Lan, Peru, Australia, Campuchia, Philippines.

Xoài Việt Nam chiếm 97% thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc
Xoài Việt Nam chiếm 97% thị phần nhập khẩu thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu Hải quan Trung Quốc, trong quý I năm nay, nước này chi 29 triệu USD nhập khẩu xoài từ 6 quốc gia. Trong bối cảnh Trung Quốc nhập khẩu xoài từ 5 thị trường khác đồng loạt giảm, Việt Nam trở thành điểm sáng khi cả sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu mặt hàng này đều tăng mạnh.

Lợi thế lớn của xoài Việt là giá cạnh tranh, trung bình chỉ khoảng 700 USD/tấn, ngang với Campuchia và thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác vốn dao động từ 6.000 - 11.000 USD/tấn. Giá rẻ nhờ chi phí logistics thấp và khoảng cách địa lý gần giúp hàng Việt dễ dàng tiếp cận thị trường Trung Quốc hơn.

Nhu cầu tiêu thụ xoài tại Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, nhờ xu hướng ưa chuộng trái cây nhiệt đới, phục vụ cho cả thị trường tiêu dùng tươi lẫn chế biến. Trung Quốc cũng đang thiếu hụt nguồn cung nội địa vào các tháng trái vụ, khiến xoài nhập khẩu trở thành lựa chọn quan trọng để ổn định thị trường.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 1 triệu tấn xoài. Ngoài xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam còn cung ứng xoài cho các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan...

Hiện gần 2.000 ha xoài ở Đồng bằng sông Cửu Long đã được chứng nhận VietGAP và GlobalGAP, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ Trung Quốc. Việt Nam còn có lợi thế sản xuất xoài trái vụ - một điểm mạnh trong giai đoạn Trung Quốc khan hàng (tháng 9/2024 đến tháng 3/2025). Đây cũng là thời điểm giá xoài loại 1 có lúc đạt 100.000 đồng/kg.

Ngược lại, từ tháng 5 trở đi khi Trung Quốc vào vụ xoài nội địa, lượng mua hàng Việt giảm mạnh, khiến giá xoài trong nước có loại giảm chỉ còn vài nghìn đồng/kg./. 

Bài liên quan
Năm 2025, ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, tỉnh Hải Dương dự kiến sẽ có khoảng hơn 2.000 tấn vải thiều Thanh Hà xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Năm 2025, ngoài thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, tỉnh Hải Dương dự kiến sẽ có khoảng hơn 2.000 tấn vải thiều Thanh Hà xuất khẩu sang những thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư Hướng dẫn quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói.
27/05/2025
Thuế ở thị trường Mỹ “chưa rõ ràng", nhưng vẫn có trường hợp doanh nghiệp thủy sản ký hợp đồng xuất khẩu mới, bên cạnh trả đơn hàng đã ký. Tuy nhiên, thuế cao hay thấp không đáng lo bằng mức thuế ngành thủy Việt Nam ra sao so với đối thủ cạnh tranh...
27/05/2025
Xuất khẩu rau quả - bức tranh chứa nhiều mảng tối trong những tháng đầu năm cho thấy, nước ta cần nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn, tìm hướng đi mới cho ngành hàng này.
27/05/2025
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, đầu vụ ép đến ngày 30/4, lượng đường sản xuất của các nhà máy đạt gần 1,1 triệu tấn đường nhưng hiện tồn kho lên đến 73%.
27/05/2025
Tin mới