Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

Tâm Anh - Thứ sáu, ngày 24/01/2025 15:18 GMT+7

Năm 2024, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam ghi nhận dấu mốc ấn tượng với kim ngạch xấp xỉ 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành cá ngừ cần vượt qua nhiều thách thức và tăng cường sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025
Ảnh minh họa: Vasep

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ năm 2024 đạt 989 triệu USD, tăng 17% so với năm trước. Riêng tháng 12/2024, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 86 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.

Các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu và có xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Các sản phẩm cá ngừ chế biến khác, sau giai đoạn giảm sút đầu năm, đã tăng trưởng ấn tượng 24% so với cùng kỳ, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, cá ngừ đóng hộp lại ghi nhận sự sụt giảm ở nửa cuối năm dù vẫn tăng 17% tính lũy kế cả năm.

Tính đến cuối năm 2024, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường lớn vẫn cao hơn so với năm 2023 nhưng có dấu hiệu chững lại trong nửa cuối năm. Một số điểm sáng đáng chú ý bao gồm:

  • EU: Tháng 12/2024, xuất khẩu sang EU tăng nhẹ trở lại.
  • Canada: Sau thời gian sụt giảm, xuất khẩu cá ngừ sang Canada tăng tốc mạnh mẽ, đặc biệt tăng 40% trong tháng 12/2024 so với cùng kỳ năm trước.
  • Nhật Bản và Israel: Xuất khẩu giảm liên tục trong hai tháng cuối năm, lần lượt giảm 27% và 28% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu tiêu thụ cá ngừ toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.

Chính sách thuế quan mới tại Mỹ, đặc biệt là các biện pháp đánh thuế cao hàng hóa Trung Quốc và khởi động lại các ưu đãi thuế theo các Hiệp định Thương mại, sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ.

VASEP dự báo, với sự phối hợp đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam trong năm 2025 có thể đạt mức tăng trưởng mạnh hơn, tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường quốc tế./.

Bài liên quan
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là xương sống của nền công nghiệp và việc làm của Hàn Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn tương đối ổn định bất chấp những trở ngại thương mại từ Mỹ, thì áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là xương sống của nền công nghiệp và việc làm của Hàn Quốc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Công ty năng lượng Na Uy Equinor cho biết Mỹ đã ra lệnh dừng xây dựng dự án trang trại gió ngoài khơi bờ biển New York, với lý do các phân tích môi trường của chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Joe Biden là chưa đầy đủ.
24/01/2025
Dù đã tham gia 20 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó 16 FTA đã có hiệu lực, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác hiệu quả lợi ích từ các hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu.
24/01/2025
Với thuế đối ứng, kinh tế Việt Nam đối diện thách thức lớn. Song, “trong nguy có cơ”, đây là cơ hội để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tự chủ.
24/01/2025
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là không thay đổi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bất chấp những khó khăn từ áp lực thuế quan.
24/01/2025
Tin mới