8 cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đột quỵ

Theo Người Lao Động - Thứ tư, ngày 26/03/2025 07:20 GMT+7

Một phân tích vừa đăng tải trên The Conversation đã chỉ ra cách đơn giản để ngừa đột quỵ dựa theo các yếu tố có thể thay đổi được.

8 cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đột quỵ
Một số thói quen đơn giản trong cuộc sống có thể giúp giảm mạnh nguy cơ đột quỵ - Minh họa AI: Thu Anh

Viết trên chuyên san khoa học The Conversation, TS Siobhan Mclernon từ Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe và hạnh phúc của Đại học London South Bank chỉ ra rằng nguy cơ đột quỵ của một người sẽ phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố: Thay đổi được và không thay đổi được.

Các yếu tố rủi ro không thay đổi được bao gồm tuổi tác, giới tính, di truyền... Tuy vậy, nguy cơ từ các yếu tố thay đổi được vẫn lấn át.

Bà Mclernon chỉ ra 8 điều nên làm để ngừa đột quỵ dựa trên các yếu tố có thể thay đổi được đó.

1. Bỏ thuốc lá

Người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với người không hút thuốc, vì tăng nguy cơ tổn thương thành mạch máu, làm tăng huyết áp và nhịp tim nhưng giảm nồng độ oxy, tăng nguy cơ huyết khối.

Huyết khối là các cục máu đông. Nếu chúng di chuyển lên não và bị tắc nghẽn, tình trạng đột quỵ sẽ xảy ra.

2. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao cũng làm hỏng thành mạch máu, khiến chúng yếu hơn và dễ bị vỡ hoặc tắc nghẽn hơn và cũng tăng nguy cơ huyết khối.

3. Theo dõi lượng cholesterol

Theo Hiệp hội Đột quỵ Anh, nguy cơ đột quỵ của cao hơn gần 3,5 lần nếu bạn bị cả cholesterol cao và huyết áp cao.

Để giảm cholesterol, hãy cố gắng giữ lượng chất béo bão hòa - có trong thịt mỡ, bơ, phô mai và sữa nguyên kem - dưới 7% tổng lượng calo nạp vào.

4. Theo dõi đường huyết

Lượng đường trong máu cao có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng cao do làm hỏng mạch máu, có thể dẫn đến huyết khối.

Tập thể dục thường xuyên, ăn chế độ ăn cân bằng giàu chất xơ, uống đủ nước, duy trì cân nặng hợp lý và cố gắng kiểm soát căng thẳng là cách để giữ mức đường huyết khỏe mạnh.

5. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Thừa cân liên quan đến gần 1/5 ca đột quỵ và làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 22%. Nếu cân nặng đến mức béo phì, nguy cơ tăng 64%.

Thừa cân - béo phì cũng làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, cũng là các bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ.

6. Thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải

Chế độ ăn này giàu cá, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, đậu và hạt, sữa, trà... và sử dụng chất béo lành mạnh; đồng thời hạn chế thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, chất béo bão hòa. Chế độ này đã được chứng minh là giúp ngừa đột quỵ.

7. Ngủ đủ giấc

Cố gắng ngủ ít nhất 7 giờ và không quá 9 giờ mỗi ngày, vì thiếu ngủ có thể dẫn đến cao huyết áp và một loạt yếu tố nguy cơ đột quỵ khác.

8. Duy trì hoạt động

Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo mọi người nên tránh ngồi lâu một chỗ và cố gắng hoạt động cường độ vừa phải ít nhất 150 phút hoặc hoạt động cường độ mạnh ít nhất 75 phút mỗi tuần.

Thời lượng tập thể dục nên được chia đều cho 4-5 ngày mỗi tuần hoặc hàng ngày. Ít nhất 2 ngày trong tuần hãy thực hiện các hoạt động tăng cường sức mạnh./.

Bài liên quan
Nho không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất thiết yếu, nho trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Nho không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất thiết yếu, nho trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Miễn học phí, cấp học bổng cho sinh viên, học viên sau đại học theo học các ngành khoa học cơ bản là một trong những đề xuất vừa được nêu ra, lấy ý kiến.
26/03/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2024-2025 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo.
26/03/2025
Tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang phát triển một phương pháp rất mới, áp dụng tiến bộ của y học tái tạo, tế bào gốc, mở ra hướng điều trị cho trẻ tự kỷ.
26/03/2025
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho khám chữa bệnh và phòng chống dịch.
26/03/2025
Tin mới