Bệnh giun rồng nguy hiểm còn lưu hành tại Việt Nam

VTVTimes - Thứ ba, ngày 01/04/2025 18:42 GMT+7

Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh giun rồng vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu.

Bệnh giun rồng nguy hiểm còn lưu hành tại Việt Nam
Hình minh hoạ

Đến năm 2024, bệnh giun rồng chỉ còn lưu hành ở 5 nước Châu Phi (Angola, Chad, Ethiopia, Mali, Nam Sudan) và Việt Nam. Tại Việt Nam, từ năm 2020 - 2024, đã ghi nhận 24 trường hợp bệnh do Dracunculus sp. ở 5 tỉnh: Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Thanh Hóa và Yên Bái.

Khi mới mắc bệnh, thường không phát hiện có triệu chứng đặc biệt nào. Khoảng 1 năm sau khi mắc bệnh, khi giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể có các dấu hiệu: Sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú. Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện một đoạn của con giun màu trắng từ trong chui ra ngoài (thường là phần đầu con giun), nếu không có tác động thì con giun thường tự chui ra ngoài hoàn toàn sau 3 - 6 tuần. Một số trường hợp người bệnh tự kéo nhưng làm đứt nửa chừng sẽ khiến ấu trùng giun và các chất độc giải phóng ra ngoài lây lan theo đường đi của giun làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm cứng khớp, áp xe do giun chết trước khi thải ra ấu trùng giun hoặc uốn ván.

Chẩn đoán xác định nhiễm giun rồng khi tìm thấy giun từ ổ áp xe hoặc biểu hiện trên X-quang của một con giun đã bị vôi hóa. Các trường hợp mắc bệnh, khi thấy giun chui ra tại ổ sưng tấy sử dụng một que tròn rồi lăn cuộn từ từ để kéo hết giun ra ngoài (không cầm kéo mạnh hoặc chích rạch vết thương để lấy giun ra ngoài), không mổ, trích, rạch để lấy giun ra, kết hợp điều trị bằng mebendazole hoặc thiabendazole và dùng thêm kháng sinh, giảm đau, chống phù nề.

Để phòng bệnh giun rồng nói riêng và các bệnh ký sinh trùng nói chung, người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín; thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay; không dùng phân tươi bón rau, nuôi cá, lợn thả rông; diệt ruồi, nhặng, gián là những côn trùng reo rắc mầm bệnh./.

Bài liên quan
Nho không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất thiết yếu, nho trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Nho không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất thiết yếu, nho trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Miễn học phí, cấp học bổng cho sinh viên, học viên sau đại học theo học các ngành khoa học cơ bản là một trong những đề xuất vừa được nêu ra, lấy ý kiến.
01/04/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2024-2025 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo.
01/04/2025
Tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang phát triển một phương pháp rất mới, áp dụng tiến bộ của y học tái tạo, tế bào gốc, mở ra hướng điều trị cho trẻ tự kỷ.
01/04/2025
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho khám chữa bệnh và phòng chống dịch.
01/04/2025
Tin mới