Bỏ quy định về điều chuyển công trình điện vốn nhà nước sang EVN quản lý

Tâm Anh - Thứ ba, ngày 03/12/2024 00:00 GMT+7

Trước đây, việc điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước sang EVN quản lý được thực hiện theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg.

Bỏ quy định về điều chuyển công trình điện vốn nhà nước sang EVN quản lý
Ảnh minh hoạ.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký ban hành Quyết định số 22/2024/QĐ-TTg, chính thức bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017. Quyết định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1/2025.

Trước đây, theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg, việc điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng ngân sách nhà nước (NSNN) sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý được quy định cụ thể. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều bất cập. Số lượng công trình điện được điều chuyển chỉ chiếm khoảng 10% tổng số công trình mà EVN đồng ý tiếp nhận. Ngoài ra, Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg được xây dựng dựa trên Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008, không còn phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.

Để khắc phục những hạn chế này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/1/2024, quy định mới về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2024 và quy định rõ cách xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đang thực hiện theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg. Điều này đồng nghĩa với việc Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg không còn áp dụng trên thực tế.

Theo Bộ Tài chính, việc bãi bỏ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg là cần thiết để đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp trong việc áp dụng và thi hành pháp luật, đồng thời góp phần làm hệ thống pháp luật trở nên tinh gọn và dễ tiếp cận hơn.

Quyết định số 22/2024/QĐ-TTg được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao công trình điện một cách an toàn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn.

Bài liên quan
Định kỳ 6 tháng một lần, EU sẽ xem xét việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của nhà nhập khẩu để sửa đổi tần suất kiểm tra biên giới đối với từng sản phẩm.
Định kỳ 6 tháng một lần, EU sẽ xem xét việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của nhà nhập khẩu để sửa đổi tần suất kiểm tra biên giới đối với từng sản phẩm.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, xuất khẩu nông sản giờ đây không còn là "cuộc chơi" của giá rẻ hay thị trường dễ tính.
03/12/2024
Trong bối cảnh đang mất dần vị thế hàng đầu trên bản đồ công nghiệp đóng tàu quốc tế, Nhật Bản chủ trương tăng đầu tư cho lĩnh vực trọng yếu này với nhiều sắc màu mục đích.
03/12/2024
Giữa ma trận hàng nghìn tuýp kem được quảng cáo với những lời có cánh, người tiêu dùng đôi khi lại trở thành "nạn nhân" bởi một cú click chuột mua hàng của chính mình.
03/12/2024
Chính quyền địa phương, các hiệp hội ngành hàng, người nông dân cần có giải pháp đồng bộ, nhằm hoàn thiện các yêu cầu về tiêu chuẩn của thị trường nông sản, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật.
03/12/2024
Tin mới