Các cách chi tiêu hiệu quả người tiêu dùng nên áp dụng

Thục Khuê - 20/11/2024

Mỗi tháng, nhiều người tiêu dùng thường tiêu xài vượt số tiền mình có và dẫn đến tình trạng thâm hụt, phải đi vay mượn. Để khắc phục tình trạng này thì họ cần phải có một kế hoạch chi tiêu hợp lý, và tiết kiệm trong việc chi tiêu là một vấn đề cần thiết trong cuộc sống.

Các cách chi tiêu hiệu quả người tiêu dùng nên áp dụng
Các cách chi tiêu hiệu quả bạn nên áp dụng

1. Lập ngân sách chi tiêu

Lập ngân sách chi tiêu sẽ giúp người tiêu dùng quản lý những khoản thu chi một cách dễ dàng bởi vì toàn bộ thu nhập sẽ được chia thành từng mục riêng và mỗi mục sẽ có một hạn mức chi tiêu phù hợp, tránh tình trạng chi tiêu vượt quá số tiền mà họ có và dẫn đến tình trạng phải đi vay mượn.

Dưới đây là một số quy tắc được sử dụng để lập ngân sách chi tiêu

Quy tắc 50/30/20

Với 50% là chi tiêu cho những thứ cần thiết như tiền ăn uống, điện nước, xăng xe…, 30% là chi tiêu cho cá nhân chẳng hạn như đi du lịch, mua sắm quần áo hay xem phim. Cuối cùng là 20% được sử dụng cho mục tiêu tài chính như tiết kiệm, đầu tư hoặc trả nợ.

bat-mi-10-cach-chi-tieu-tiet-kiem-hieu-qua-ban-nen-ap-dung-202106091315425062.jpg
Quy tắc 50/30/20

Quy tắc 6 chiếc lọ của T.Harv Eker

Đây là quy tắc giúp việc quản lý tài chính trở nên đơn giản hơn và được rất nhiều người áp dụng.

money-jars-3271-1457932893.jpg

Quy tắc 6 chiếc lọ của T.Harv Eker 

Ở quy tắc này, việc chi tiêu sẽ được chia thành 6 chiếc lọ với mỗi lọ là một mục đích khác nhau:

- Lọ 1 chiếm 55% được sử dụng để chi tiêu cho những việc thiết yếu như tiền điện nước, xăng xe, thuê nhà,...

- Lọ 2 chiếm 10% dành cho việc tiết kiệm, ở đây có thể là tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn chẳng hạn như để dành tiền mua xe, mua nhà, nuôi con.

- Lọ 3 chiếm 10% dùng để chi tiêu các vấn đề liên quan đến giáo dục như học ngoại ngữ, mua sách, tài liệu tham khảo.

- Lọ 4 chiếm 10% dành cho việc hưởng thụ, cụ thể là các hoạt động vui chơi, giải trí như đi xem phim, du lịch.

- Lọ 5 chiếm 5% là quỹ từ thiện, được sử dụng cho các hoạt động giúp đỡ cộng đồng, bạn bè, người thân.

- Lọ 6 chiếm 10%, đây là quỹ tự do tài chính, với khoản này, người tiêu dùng có thể sử dụng cho việc đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận trong tương lai.

Ví dụ: Trong gia đình có mức thu nhập 12.000.000 đồng thì người tiêu dùng có thể áp dụng quy tắc này như sau:

- Chi tiêu thiết yếu: 6.600.000 đồng.

- Tiết kiệm: 1.200.000 đồng.

- Giáo dục: 1.200.000 đồng.

- Hưởng thụ: 1.200.000 đồng

- Quỹ tự do tài chính: 1.200.000 đồng.

- Từ thiện: 600.000 đồng.

2. Theo dõi thu chi

Sau khi lập ngân sách chi tiêu thì việc theo dõi là một điều quan trọng bởi vì người tiêu dùng sẽ có thể giám sát được các khoản chi tiêu của mình hằng ngày và điều chỉnh chi tiêu hợp lý.

Bạn có thể sử dụng một quyển vở hoặc cuốn sổ và ghi chép các khoản thu, chi để thuận tiện cho việc theo dõi. Ngoài ra, theo dõi thông qua điện thoại bằng việc tải về máy một số ứng dụng như: Sổ thu chi Misa, Money Lover ,... hoặc sử dụng Excel cũng là một lựa chọn phù hợp để có thể theo dõi thu chi qua các tháng.

3. Lên danh sách trước khi mua sắm để tiết kiệm chi tiêu

Việc lên danh sách trước khi đi mua sắm không chỉ tiết kiệm thời gian mua sắm mà còn giúp bạn dự đoán được khoản tiền cần phải chi. Từ đó, bạn sẽ đem theo một số tiền phù hợp, tránh tình trạng đem nhiều rồi mua những món đồ không cần thiết, gây lãng phí.

4. Thanh lý đồ cũ

Ngày nay, việc thanh lý đồ cũ được rất nhiều người áp dụng bởi sự tiện lợi mà nó mang lại. Bạn có thể đem các đồ dùng cũ, đồ không sử dụng hoặc ít khi sử dụng để bán cho người khác với giá rẻ.

Chẳng hạn nhiều chị em phụ nữ thường đăng lên các trang mạng xã hội hoặc đến các chợ thanh lý để bán quần áo cũ hoặc quần áo chưa qua sử dụng với giá thành thấp hơn mức giá thị trường.

Cách này không chỉ giúp bạn dọn dẹp không gian sống trong gia đình mà còn tăng thêm một khoản thu nhập để dùng cho việc chi tiêu.

Dù người tiêu dùng có lựa chọn áp dụng cách chi tiêu nào cho bản thân và gia đình thì mục đích cuối cùng mà mỗi người đều hướng đến là chi tiêu sao cho hiệu quả. 

Bài liên quan
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng đã quá hạn sử dụng, hàng nhập lậu lưu thông trái phép trên thị trường bị tịch thu và tiêu hủy gồm: mỹ phẩm, rượu, đồ chơi,...
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng đã quá hạn sử dụng, hàng nhập lậu lưu thông trái phép trên thị trường bị tịch thu và tiêu hủy gồm: mỹ phẩm, rượu, đồ chơi,...
Số lượng người đói hoặc đang vật lộn với nạn đói trên khắp thế giới đang tăng lên, trong khi số tiền mà các quốc gia giàu nhất thế giới viện trợ đang giảm xuống.
20/11/2024
Tại Trung Quốc, hoạt động bán lẻ và dịch vụ ghi nhận một số tín hiệu khởi sắc trong dịp cuối năm, khi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn chuẩn bị cho năm mới.
20/11/2024
Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra một số vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong.
20/11/2024
Việc mua sắm online đã trở thành thói quen của một bộ phận người dân. Và mua sắm Tết online cũng không còn xa lạ.
20/11/2024
Tin mới