Cách thức hàng giả, hàng nhái “qua mặt” người tiêu dùng Việt

Thục Khuê - 21/11/2024

Hiện nay có rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam đang mua sắm dựa vào niềm tin đối với các thương hiệu. Chỉ cần là sản phẩm của thương hiệu lớn, họ sẵn sàng bỏ tiền mà ít chú ý đến nguồn gốc hay là xuất xứ, thậm chí là khả năng bị làm giả. Tuy nhiên với tình trạng sao chép bao bì, tem nhãn như hiện nay, thói quen này lại trở thành nguyên nhân khiến chính những người tiêu dùng bị "qua mặt".

Cách thức hàng giả, hàng nhái “qua mặt” người tiêu dùng Việt
Ảnh minh hoạ

Bao bì giả tràn lan khắp thị trường

Một trong những lý do khiến vấn nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng hoành hành là bởi bao bì, nhãn mác bị làm giả và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Với công nghệ làm giả tinh vi như hiện nay, những đối tượng xấu dễ dàng sao chép nhãn mác, bao bì của các thương hiệu nổi tiếng. Nhìn bên ngoài, những bao bì nhãn mác này có màu sắc, kích cỡ, phông chữ không khác gì so với bao bì thật nên người tiêu dùng rất khó để phân biệt. Không chỉ vậy, để qua mặt người tiêu dùng, những kẻ gian thương còn làm nhái cả tem chống giả, mã vạch sản phẩm một cách tinh vi. Nếu nhìn sơ qua thì không thể nhận ra được đó là tem và mã vạch đó đã bị làm giả.

Trong thời gian qua, cơ quan chức năng đã liên tục phát hiện các vụ việc sao chép bao bì, nhãn mác của các thương hiệu trong và ngoài nước. Điển hình là vụ phát hiện 1 tấn bao bì giả tại Hà Nội vào tháng 12/ 2017. Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện và thu giữ gần 1 tấn bao bì nghi có dấu hiệu làm giả, và không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Tất cả số lượng bao bì này đều ghi tên các nhãn hiệu lớn như: Mì chính Ajinomoto, bột canh I-ốt Hải Châu và hạt nêm Knorr đang chờ được đóng gói. Nếu số bao bì này được sử dụng vào mục đích đóng gói thực phẩm kém chất lượng thì sức khỏe của hàng triệu khách hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi đây đều là những gia vị thiết yếu được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống.

Doanh nghiệp cũng lao đao vì bao bì, tem mác giả

Hầu hết các mặt hàng trên thị trường hiện nay đều có khả năng trở thành miếng mồi ngon của những kẻ gian thương. Những thương hiệu với mẫu mã bao bì, nhãn mác càng đơn giản càng dễ bị làm nhái. Điều này khiến chính nhà sản xuất, nhà phân phối chân chính luôn phải đau đầu tìm phương hướng giải quyết tốt nhất. Bởi hàng hóa kém chất lượng cùng bao bì giả không chỉ ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng chính hãng mà còn làm sụt giảm uy tín của doanh nghiệp, cũng như làm đe doạ đến chính sức khỏe và tính mạng người dân.

Hàng nhái kém chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần và doanh thu của doanh nghiệp; đồng thời khiến người tiêu dùng mang tâm lý hoang mang. Nếu tình trạng này xuất hiện nhiều lần, người tiêu dùng có thể quay lưng với sản phẩm.

Làm thế nào để bảo vệ uy tín của doanh nghiệp và quyền lợi của khách hàng là điều mà mọi công ty hiện nay đều trăn trở. Câu trả lời chính là tẩy chay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Muốn phát triển bền vững, mọi doanh nghiệp không chỉ cần đầu tư vào chất lượng mà còn cần phải đảm bảo người tiêu dùng luôn được sử dụng những sản phẩm chính hãng với chất lượng tương xứng với giá thành. Bản thân người dân cũng cần trở thành một người tiêu dùng thông thái với những hiểu biết cơ bản về việc phân biệt được đâu mới là hàng chính hãng, và biết tự bảo vệ mình trước những mánh khóe lừa đảo, “treo đầu dê bán thịt chó”.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp và người tiêu dùng?

Đối phó với việc làm giả đã đạt đến trình độ khó phân biệt bằng mắt thường, giải pháp được doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn để chống hàng giả chính là sử dụng công nghệ hiện đại. Dùng công nghệ chống giả để phát hiện hàng giả, hàng nhái đang ngày càng trở nên phổ biến. Với sự ra đời và phát triển của hàng loạt ứng dụng công nghệ, người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình bất kì một ứng dụng thông minh nào để kiểm tra hàng hóa trước khi mua, phân biệt hàng chính hãng với hàng giả kém chất lượng.

Hiện nay, có rất nhiều người tiêu dùng đang sử dụng ứng dụng QR Code truy xuất thông tin sản phẩm thông qua mã vạch in trên bao bì. Như chúng ta đã biết, mỗi sản phẩm khi được đưa ra thị trường đều có một mã QR Code độc nhất. Đây được xem như "chứng minh thư" của sản phẩm. Mã vạch này cho phép người tiêu dùng kiểm tra nhanh thông tin sản phẩm sau mỗi lần quét trên điện thoại di động. Ở các nước phương Tây, hình thức quét mã QR code đã trở nên phổ biến. Đối với Việt Nam, việc đưa ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc hàng hóa đang trở thành xu hướng và được các chuyên gia, cơ quan chức năng khuyến khích phát triển. Khi sử dụng ứng dụng chống giả bằng công nghệ, chỉ cần mở điện thoại và quét mã vạch, người tiêu dùng sẽ ngay lập tức nhận được thông tin về sản phẩm. Đây là cơ sở giúp họ tránh mua phải hàng giả nhờ đã xác minh được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, nhà sản xuất, giá bán,.../.

Bài liên quan
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng đã quá hạn sử dụng, hàng nhập lậu lưu thông trái phép trên thị trường bị tịch thu và tiêu hủy gồm: mỹ phẩm, rượu, đồ chơi,...
Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng đã quá hạn sử dụng, hàng nhập lậu lưu thông trái phép trên thị trường bị tịch thu và tiêu hủy gồm: mỹ phẩm, rượu, đồ chơi,...
Số lượng người đói hoặc đang vật lộn với nạn đói trên khắp thế giới đang tăng lên, trong khi số tiền mà các quốc gia giàu nhất thế giới viện trợ đang giảm xuống.
21/11/2024
Tại Trung Quốc, hoạt động bán lẻ và dịch vụ ghi nhận một số tín hiệu khởi sắc trong dịp cuối năm, khi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn chuẩn bị cho năm mới.
21/11/2024
Trong thời gian vừa qua, đã xảy ra một số vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong.
21/11/2024
Việc mua sắm online đã trở thành thói quen của một bộ phận người dân. Và mua sắm Tết online cũng không còn xa lạ.
21/11/2024
Tin mới