Cảnh báo tình trạng rối loạn tiêu hoá gia tăng ở trẻ sau Tết

VTVTimes - Thứ ba, ngày 11/02/2025 12:11 GMT+7

Sau dịp Tết Nguyên đán, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá ghi nhận có sự gia tăng lượng bệnh nhi đến khám và điều trị các bệnh lý tiêu hoá.

Cảnh báo tình trạng rối loạn tiêu hoá gia tăng ở trẻ sau Tết
Bác sĩ kiểm tra cho bệnh nhi bị rối loạn tiêu hoá. Ảnh: BVCC

Tại Khoa Tiêu hoá, hàng ngày đang điều trị 50-60 bệnh nhi có các bệnh lý như tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hoá.

Sau dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình vẫn còn dư thừa thực phẩm, việc thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột kèm theo việc bảo quản không đúng cách và nấu đi nấu lại nhiều lần các đồ ăn, nhất là đồ ăn chế biến sẵn như giò chả, đồ ăn nhiều gia vị cũng có thể gây bệnh cho mọi người, đặc biệt ở trẻ em có thể có biểu hiện rối loạn tiêu hóa vì sức đề kháng và hệ tiêu hóa còn non kém.

Hiện tại là thời điểm du Xuân, lễ hội đầu năm, trẻ em cũng thường được bố mẹ mua cho các loại thức ăn đường phố và các loại nước giải khát, nước hoa quả được bày bán sẵn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Bs.CKII.Lê Thị Vân Anh - Trưởng Khoa Tiêu hóa cho biết: "Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, táo bón hay tiêu chảy. Cụ thể có các triệu chứng như sau:

Đau bụng: Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi phát với một loại thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo… Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc, đôi khi bỏ ăn.

Chán ăn: Trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Mỗi cữ ăn hay cữ bú thường kéo dài hơn so với bình thường.

Chướng bụng: Bụng trẻ căng hơn bình thường, nhất là tại vùng thượng vị. Khi gõ vào thành bụng nghe tiếng vang. Triệu chứng đầy bụng và chướng bụng là do thức ăn chậm di chuyển trong ống tiêu hóa.

Buồn nôn và nôn: Trẻ có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc sau khi ăn một thời gian ngắn. Chất ói thường là thức ăn còn nguyên hoặc thức ăn chưa tiêu hóa hết.

Tiêu chảy: Tiêu chảy là khi trẻ đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy cấp thường hết sau 5-7 ngày. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và tử vong. Các trường hợp này cần đến khám tại các cơ sở y tế.

Khi trẻ có các biểu hiện trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ càng sớm càng tốt. Việc kéo dài có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng mất nước, mất điện giải dẫn đến trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn và nhiều biến chứng nguy hiểm khác./.

Bài liên quan
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Shi Zhengli - một nhà virus học, người nổi tiếng nhất với công trình nghiên cứu về virus corona tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Shi Zhengli - một nhà virus học, người nổi tiếng nhất với công trình nghiên cứu về virus corona tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Thuốc lá điện tử có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
11/02/2025
Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) gần đây tiếp nhận một bệnh nhân nam 66 tuổi, trong tình trạng đau đầu dữ dội, co giật méo miệng, yếu nhẹ nửa người phải.
11/02/2025
Sở Y tế Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các đơn vị có hành vi lợi dụng tăng giá thuốc Tamiflu.
11/02/2025
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa thực hiện một ca mổ cấp cứu cho một thanh niên 21 tuổi bị thủng tim do tai nạn lao động hy hữu.
11/02/2025
Tin mới