Fed chưa vội cắt giảm lãi suất dù áp lực từ Nhà Trắng gia tăng

Ngọc Huyền(t/h) - Thứ năm, ngày 13/02/2025 13:30 GMT+7

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng ổn định, do đó chưa cần thiết phải cắt giảm lãi suất vào thời điểm này.

Fed chưa vội cắt giảm lãi suất dù áp lực từ Nhà Trắng gia tăng
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.

Tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ vào ngày 11/2, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell nhấn mạnh rằng nền kinh tế Mỹ vẫn đang duy trì đà tăng trưởng ổn định, do đó việc cắt giảm lãi suất ngay lúc này là chưa cần thiết. Ông khẳng định chính sách tiền tệ hiện tại đã linh hoạt hơn so với trước đây và Fed cần thêm thời gian để theo dõi lạm phát trước khi đưa ra quyết định điều chỉnh.

Trong phiên điều trần, bên cạnh chính sách lãi suất, ông Powell còn đề cập đến các vấn đề quan trọng như Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng (CFPB), thuế quan và chính sách thương mại. Cuộc tranh luận về CFPB diễn ra khá căng thẳng khi Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren bảo vệ vai trò của cơ quan này trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong khi các thành viên đảng Cộng hòa lại cho rằng hệ thống giám sát ngân hàng hiện tại đã đủ và không cần một cơ quan độc lập như CFPB. Ông Powell xác nhận rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, phần lớn quyền giám sát tài chính đã được chuyển từ Fed sang CFPB.

Về vấn đề thương mại, Chủ tịch Fed giữ quan điểm trung lập, cho rằng tự do thương mại là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng chỉ thực sự hiệu quả khi các đối tác thương mại lớn tuân thủ nguyên tắc công bằng. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump vừa thông báo áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, cùng với mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực từ đầu tháng 2/2025. Tuy nhiên, ông Powell khẳng định quyết định về chính sách thuế quan không thuộc trách nhiệm của Fed.

Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland, Beth Hammack, cũng nhận định rằng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong năm 2025, Fed có thể tiếp tục duy trì lãi suất ở mức hiện tại để theo dõi sát diễn biến lạm phát. Tuy nhiên, những áp lực từ giá cả và căng thẳng thương mại vẫn là những thách thức lớn đối với các quyết định chính sách tiền tệ của Fed.

Ngay sau phiên điều trần của ông Powell, vào ngày 12/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất, cho rằng động thái này sẽ phù hợp với các chính sách thuế quan sắp tới. Trên nền tảng mạng xã hội Truth Social, ông Trump nhấn mạnh rằng việc hạ lãi suất là cần thiết và kêu gọi sự ủng hộ từ công chúng.

Mặc dù Tổng thống không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với Fed, đây không phải lần đầu tiên ông Trump gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương Mỹ về vấn đề chính sách tiền tệ. Ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã nhiều lần công khai yêu cầu Fed giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với những động thái mới nhất, thị trường tiếp tục theo dõi phản ứng của Fed trước áp lực từ Nhà Trắng và những biến động của nền kinh tế.

Bài liên quan
Ngày 14/4, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) thông báo tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách làm chậm đà tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) theo tỷ giá thương mại. Đây là biện pháp mới nhất để đối phó với những biến động thị trường sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thêm thuế quan.
Ngày 14/4, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) thông báo tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách làm chậm đà tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) theo tỷ giá thương mại. Đây là biện pháp mới nhất để đối phó với những biến động thị trường sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thêm thuế quan.
Vừa qua, chính phủ Thái Lan đã ban hành một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo.
13/02/2025
Tối 13/4, tại Khu di tích Đền Đô - nơi phát tích của triều Lý, Lễ kỷ niệm 1015 năm ngày đăng quang của Đức vua Lý Thái Tổ được tổ chức trọng thể.
13/02/2025
Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nặn tò he đã xuất hiện khoảng 400-500 năm trước. Giờ đây, khi cuộc sống trở nên hiện đại hoá, nghề dân gian này đứng trước thay thế của thời cuộc. Các nghệ nhân hàng ngày vẫn trăn trở làm sao để sự xuất hiện " những đứa con" của mình không phai mờ trong dòng người.
13/02/2025
Mỹ là thị trường chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu đối với đồ nội thất của Malaysia. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm đồ nội thất gỗ nguyên khối, bàn ăn, ghế và ghế sofa.
13/02/2025
Tin mới