Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cảnh báo từ môi trường học đường

Thục Khuê(t/h) - Thứ năm, ngày 15/05/2025 12:37 GMT+7

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng, với số ca tăng mạnh từ tháng 3, đặc biệt ở nhóm trẻ từ 1–5 tuổi. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng dịch tại cộng đồng và trường học nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Cảnh báo từ môi trường học đường
Ảnh minh họa.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng, với số ca trong tháng 3 và 4 cao gấp đôi tổng số ca của tháng 1 và 2. Đáng chú ý, trẻ em dưới 10 tuổi chiếm 98,6%, trong đó nhóm 1–5 tuổi chiếm tới 93,4%, cho thấy nhà trẻ, mẫu giáo là điểm nóng bùng phát dịch.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra, lây qua đường tiêu hóa, phổ biến trong mùa dịch tháng 3–5 và tháng 9–10 hàng năm. Bệnh có thể diễn biến nhanh và gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Trước diễn biến phức tạp, tuần qua, Cục Phòng chống bệnh (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn số 310/PB-BTN, yêu cầu các địa phương:

  • Tăng cường truyền thông phòng bệnh tại cộng đồng, trường học.

  • Phối hợp ngành Giáo dục vệ sinh lớp học, đồ dùng, khu vực rửa tay.

  • Giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và xử lý triệt để.

  • Hỗ trợ các địa phương khó khăn, kiểm tra, hướng dẫn kịp thời.

  • Báo cáo dịch đúng quy định để kịp thời ứng phó.

Đối với phụ huynh, các bác sĩ khuyến cáo:

  • Theo dõi sát biểu hiện bệnh ở trẻ, như sốt, nổi ban đỏ ở tay – chân – miệng.

  • Không tự điều trị tại nhà, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu nghi ngờ nhiễm bệnh.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc.

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, tay nắm cửa, sàn nhà sạch sẽ mỗi ngày.

  • Không đưa trẻ bị bệnh đến lớp để tránh lây lan.

  • Thực hiện nghiêm nguyên tắc “ăn sạch – uống sạch – ở sạch”.

Tại các cơ sở giáo dục mầm non, cần:

  • Trang bị đầy đủ xà phòng, nước rửa tay, tăng thời gian rửa tay cho trẻ.

  • Vệ sinh đồ chơi, sàn lớp học mỗi ngày.

  • Phát hiện sớm trẻ nghi mắc bệnh, báo ngay cho y tế phường.

  • Tuyên truyền đến giáo viên và phụ huynh về dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống hiệu quả.

Bộ Y tế cũng đã phát đi thông điệp phòng bệnh với chủ đề "3 sạch – Chìa khóa phòng bệnh", nhấn mạnh tầm quan trọng của ăn sạch, uống sạch, ở sạch trong việc ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt trong môi trường học đường

tay-chan-mieng-63026343535155495423786.webp


Bài liên quan
Lỗ chân lông to không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây mụn và các vấn đề da liễu khác. Ba bí quyết chăm sóc dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này, hướng đến làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Lỗ chân lông to không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây mụn và các vấn đề da liễu khác. Ba bí quyết chăm sóc dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này, hướng đến làn da mịn màng, khỏe mạnh.
Một bé trai 9 tuổi ở Cần Thơ vừa phải nhập viện do bị ve chó chui vào ống tai, làm tổ và sinh sản bên trong. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ mất an toàn từ thú cưng.
15/05/2025
Chỉ trong vài tuần, thị lực của 1 bệnh nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc chuyển từ hơi mờ sang cảm giác như có một lớp sương mù che phủ trước mắt. Khi đến bệnh viện, ông bàng hoàng khi biết mình đã mắc biến chứng võng mạc đái tháo đường giai đoạn nặng – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
15/05/2025
Thiếu máu thiếu sắt đang dần trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), đặc biệt ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh nở – nơi tập trung đông công nhân, sinh viên và dân số trẻ.
15/05/2025
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chính thức phê duyệt ba loại phẩm màu có nguồn gốc tự nhiên, mở rộng bảng màu an toàn dành cho ngành thực phẩm.
15/05/2025
Tin mới