Hóa chất vĩnh cửu - Mối nguy thầm lặng trong căn bếp và cuộc sống hàng ngày

Thục Khuê (t/h) - Thứ ba, ngày 22/04/2025 10:25 GMT+7

PFAS – nhóm hóa chất được ví như “vĩnh cửu” vì khó phân hủy – đang âm thầm hiện diện trong môi trường sống, nhà bếp và cả cơ thể con người, trở thành mối lo ngại ngày càng lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Hóa chất vĩnh cửu - Mối nguy thầm lặng trong căn bếp và cuộc sống hàng ngày
Lựa chọn các loại chảo, nồi nấu an toàn cho sức khỏe là mối quan tâm của người tiêu dụng (Ảnh: Pexels)

PFAS cùng với một hóa chất khác là BPA đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong cộng đồng khoa học và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Được sử dụng rộng rãi trong hàng loạt sản phẩm gia dụng vì đặc tính chống dính, chống dầu mỡ, chống nước và vết bẩn, PFAS ước tính có thể bao gồm hơn 15.000 hợp chất khác nhau, với đặc điểm nổi bật là chứa liên kết flo-cacbon cực kỳ bền vững trong tự nhiên và cơ thể con người.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, ảnh hưởng của PFAS đến sức khỏe con người vẫn đang được nghiên cứu và chưa có kết luận rõ ràng. Tuy vậy, các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy những hợp chất này có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, tuyến giáp, hệ miễn dịch và gan. PFAS cũng được xếp vào nhóm các chất có thể làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nếu tiếp xúc lâu dài.

Trong sinh hoạt thường nhật, chảo chống dính là một trong những vật dụng phổ biến nhất phát tán PFAS, đặc biệt khi sử dụng ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, nhiều loại hộp đựng thực phẩm, bao bì, vật dụng nhà bếp – đặc biệt là đồ nhựa chịu nhiệt – cũng có thể chứa PFAS hoặc BPA. Mặc dù người tiêu dùng hiện đã bắt đầu chú ý đến các sản phẩm không chứa BPA, nhưng PFAS lại nguy hiểm hơn nhiều và thường bị bỏ qua trong các cảnh báo tiêu dùng. Các hộp nhựa tiện lợi, dùng để hâm nóng bằng lò vi sóng, là một trong những nguồn phát thải PFAS phổ biến nhất.

Theo Linda Birnbaum – cựu Giám đốc Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là đồ ăn nhanh, có xu hướng có nồng độ PFAS trong máu cao hơn so với những người ăn thực phẩm tươi. Đây là lý do vì sao Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kêu gọi các công ty loại bỏ dần việc sử dụng PFAS trong bao bì thực phẩm từ tháng 2/2024. Tuy nhiên, do đặc tính bền vững, các hợp chất PFAS vẫn hiện diện rộng khắp trong môi trường, có thể tồn tại trong nước, đất, không khí, thực phẩm, mỹ phẩm và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.

Trước thực trạng này, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên chủ động hạn chế tiếp xúc với PFAS và BPA trong sinh hoạt thường ngày. Một trong những biện pháp hiệu quả là thay thế các dụng cụ nấu nướng có phủ lớp chống dính bằng các chất liệu an toàn hơn như thủy tinh, thép không gỉ, gang hoặc inox. Mặc dù những chất liệu này có thể kém tiện lợi và giá thành cao hơn, nhưng chúng mang lại lợi ích dài hạn cho sức khỏe. Nếu vẫn sử dụng chảo chống dính, nên tránh đun ở nhiệt độ quá cao và không sử dụng khi lớp phủ đã bong tróc.

Bên cạnh đó, việc hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, tăng cường tự nấu ăn với nguyên liệu tươi, sử dụng hộp đựng bằng thủy tinh thay cho nhựa khi hâm nóng trong lò vi sóng cũng là các biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ phơi nhiễm. Dù còn cần nhiều nghiên cứu để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng lâu dài của PFAS và BPA đối với cơ thể người, việc chủ động giảm thiểu tiếp xúc ngay từ bây giờ được xem là giải pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình./.

Bài liên quan
Mẫu thuốc giãn phế quản Theophylin 100mg được phát hiện tại một nhà thuốc ở Bình Phước (cũ) chỉ đạt 19,71% hàm lượng hoạt chất, không có thông tin về số đăng ký lưu hành hay đơn vị nhập khẩu. Cơ quan chức năng xác định đây là thuốc giả.
Mẫu thuốc giãn phế quản Theophylin 100mg được phát hiện tại một nhà thuốc ở Bình Phước (cũ) chỉ đạt 19,71% hàm lượng hoạt chất, không có thông tin về số đăng ký lưu hành hay đơn vị nhập khẩu. Cơ quan chức năng xác định đây là thuốc giả.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục là xu thế tất yếu toàn cầu, xã hội hóa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực từ toàn xã hội. Cùng với sự đầu tư chủ lực của Nhà nước, xã hội hóa đang góp phần tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ, bền vững cho hệ thống giáo dục quốc dân.
22/04/2025
Tại buổi khảo sát của Ủy ban Văn hóa - Xã hội của Quốc hội sáng 22/7, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh - đã chỉ ra nhiều chiêu trò ngày càng tinh vi trong sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả, đồng thời đề xuất các giải pháp siết chặt quản lý trong bối cảnh số lượng cơ sở kinh doanh lớn, còn lực lượng kiểm tra thì mỏng.
22/04/2025
Trong bối cảnh quan hệ truyền thống ngày càng được củng cố và yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam và Bulgaria đang đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y tế và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
22/04/2025
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi nhiều lô mỹ phẩm cao cấp mang nhãn hiệu Image và Image Skincare do vi phạm nghiêm trọng về nhãn mác và công bố thành phần, đồng thời tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mới từ đơn vị phân phối tại Việt Nam.
22/04/2025
Tin mới