Kháng sinh làm giảm hiệu quả vaccine với trẻ sơ sinh

VTVTimes - Thứ hai, ngày 07/04/2025 17:22 GMT+7

Việc sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh có thể làm suy yếu khả năng đáp ứng với vaccine do những thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột.

Kháng sinh làm giảm hiệu quả vaccine với trẻ sơ sinh
(Ảnh: Getty)

Nghiên cứu do các nhà khoa học từ 12 tổ chức tại Australia thực hiện và được công bố trên tạp chí Nature.

Các nhà nghiên cứu Australia đã theo dõi 191 trẻ sơ sinh khỏe mạnh, sinh thường, từ khi chào đời đến 15 tháng tuổi. Các bé được chia thành nhiều nhóm dựa trên việc tiếp xúc với kháng sinh gồm nhóm không tiếp xúc trực tiếp hoặc qua mẹ, nhóm tiếp xúc qua kháng sinh của mẹ, nhóm được điều trị kháng sinh ít nhất 48 giờ trong giai đoạn sơ sinh.

Kết quả cho thấy những trẻ phải điều trị kháng sinh trực tiếp trong giai đoạn sơ sinh có mức kháng thể thấp hơn đáng kể. Cụ thể, những trẻ được dùng kháng sinh trong vài tuần đầu đời có mức kháng thể đối với nhiều loại vaccine thấp hơn đáng kể khi được 7 và 15 tháng tuổi.

Trong số đó, có 111 trẻ tiếp xúc với kháng sinh ở giai đoạn sơ sinh, gồm 32 trẻ được điều trị trực tiếp, 49 trẻ bị ảnh hưởng gián tiếp do mẹ dùng thuốc kháng sinh khi chuyển dạ và 30 trẻ có mẹ sử dụng kháng sinh trong 6 tuần đầu sau sinh.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá hệ vi sinh đường ruột của trẻ vào thời điểm tiêm vaccine đầu tiên lúc 6 tuần tuổi. Kết quả cho thấy những trẻ được điều trị kháng sinh ngay sau sinh có lượng vi khuẩn có lợi Bifidobacterium thấp hơn.

05042025-khang-sinh-lam-giam-hieu-qua-vaccine-voi-tre-so-sinh-77865695576963478301810-67331108632968005168733.jpg

(Ảnh: Guardian)

Sự suy giảm Bifidobacterium có liên quan đến mức kháng thể thấp hơn đối với nhiều thành phần trong vaccine phế cầu khuẩn và Haemophilus influenzae loại B, ở cả 2 giai đoạn của trẻ là 7 và 15 tháng tuổi.

Giáo sư David Lynn - Giám đốc Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Nam Úc, đồng tác giả nghiên cứu - cho biết Bifidobacterium thường xuất hiện phổ biến trong đường ruột khỏe mạnh của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu đời. Loại vi khuẩn này đặc biệt thích nghi với việc chuyển hóa oligosaccharide - một dạng carbohydrate trong sữa mẹ, nên chúng có tỷ lệ cao ở trẻ bú sữa mẹ.

Theo ông Lynn, vi khuẩn Bifidobacterium giúp kích thích hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho phản ứng kháng thể tối ưu đối với vaccine. Thành phần hệ vi sinh đường ruột tại thời điểm tiêm chủng cũng là yếu tố quan trọng nhất.

Ông cho rằng kháng sinh có thể cản trở quá trình định cư tự nhiên của bifidobacteria, tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác phát triển trong ruột.

Nghiên cứu này góp phần làm rõ vai trò quan trọng của hệ vi sinh đường ruột đối với hiệu quả của vaccine, đồng thời gợi ý giải pháp cải thiện miễn dịch ở trẻ sơ sinh cần điều trị kháng sinh./.

Bài liên quan
Bộ Y tế cho biết đang rà soát, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hướng bổ sung thuốc mới có hiệu quả điều trị cao, đồng thời đẩy mạnh số hóa thủ tục khám chữa bệnh nhằm phục vụ người dân tốt hơn.
Bộ Y tế cho biết đang rà soát, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hướng bổ sung thuốc mới có hiệu quả điều trị cao, đồng thời đẩy mạnh số hóa thủ tục khám chữa bệnh nhằm phục vụ người dân tốt hơn.
Một lô sản phẩm sữa chống nắng DSK UV vừa bị đình chỉ lưu hành và thu hồi do không đạt chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
07/04/2025
Trước thực trạng mỹ phẩm vi phạm về công bố, quảng cáo và chất lượng, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh sai phạm trên địa bàn.
07/04/2025
Với khoảng 2,6 triệu học sinh, hơn 3.500 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, TP Hồ Chí Minh (mới) là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước.
07/04/2025
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
07/04/2025
Tin mới