Không chủ quan với nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát

VTVTimes - Thứ năm, ngày 10/04/2025 07:14 GMT+7

Gần đây, số trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An có xu hướng tăng lên rõ rệt, đáng nói là tỷ lệ bệnh tái phát gặp khá nhiều.

Không chủ quan với nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát
Hình minh hoạ

Anh Đ.D.Đ. (trú tại Hà Tĩnh) than thở rằng, con gái anh là bé Đ.P.B.K. (9 tuổi) bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát lần thứ 4; điều trị lần đầu vào tháng 9/2024 đã khỏi; sau đó tiếp tục tái phát và điều trị 2 lần tại bệnh viện. Lần này, bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, không tiểu đau tiểu dắt, xét nghiệm có bạch cầu trong nước tiểu tăng, chỉ số nhiễm trùng máu rất cao.

Tại đây, bé được chỉ định chụp X-quang niệu đạo, bàng quang ngược dòng để tìm nguyên nhân. Kết quả cho thấy, bé bị trào ngược bàng quang niệu quản 2 bên, bên trái độ IV.

Theo các bác sĩ Khoa Tim mạch - Thận, nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần, kèm theo sốt cao sẽ hình thành nên các tổn thương ở thận dưới dạng sẹo. Theo thời gian, những vết sẹo thận này có thể làm tăng huyết áp, protein niệu, bệnh thận mạn tính…

Trong số các yếu tố nguy cơ kể trên thì thường gặp nhất đó là bệnh lý trào ngược bàng quang niệu quản. Đây là hiện tượng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến một hoặc hai niệu quản, thậm chí có thể ngược lên đến thận. Bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tình trạng kéo dài sẽ gây tổn thương cho thận. Trào ngược bàng quang niệu quản thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không thể phát hiện được bằng siêu âm tại thời điểm, do đó rất nhiều trường hợp bị bỏ sót chẩn đoán. Nếu không được phát hiện và điều trị trẻ sẽ bị nhiễm khuẩn tiết niệu thường xuyên, hậu quả dẫn đến sẹo thận, giảm chức năng thận. Trẻ có bệnh lý này tùy lứa tuổi và mức độ trào ngược sẽ phải dùng kháng sinh dự phòng, nếu mức độ nặng cần phải phẫu thuật trồng lại niệu quản.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu có sốt tái phát cần phải tìm nguyên nhân tiềm ẩn; Đặc biệt là bệnh lý trào ngược bàng quang niệu quản, ngay cả khi siêu âm bình thường trẻ cũng cần được chụp bàng quang ngược dòng để khẳng định chẩn đoán. Từ đó đưa ra phương án dự phòng kháng sinh hoặc phẫu thuật triệt để, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát, giảm nguy cơ tổn thương thận cho trẻ./.

Bài liên quan
Bộ Y tế cho biết đang rà soát, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hướng bổ sung thuốc mới có hiệu quả điều trị cao, đồng thời đẩy mạnh số hóa thủ tục khám chữa bệnh nhằm phục vụ người dân tốt hơn.
Bộ Y tế cho biết đang rà soát, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hướng bổ sung thuốc mới có hiệu quả điều trị cao, đồng thời đẩy mạnh số hóa thủ tục khám chữa bệnh nhằm phục vụ người dân tốt hơn.
Một lô sản phẩm sữa chống nắng DSK UV vừa bị đình chỉ lưu hành và thu hồi do không đạt chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
10/04/2025
Trước thực trạng mỹ phẩm vi phạm về công bố, quảng cáo và chất lượng, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn yêu cầu tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh sai phạm trên địa bàn.
10/04/2025
Với khoảng 2,6 triệu học sinh, hơn 3.500 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông, TP Hồ Chí Minh (mới) là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước.
10/04/2025
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị y tế đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt trong khám, chữa bệnh.
10/04/2025
Tin mới