Lo ngại bảo hộ ngược với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Theo An Ninh Thủ Đô - Thứ năm, ngày 13/03/2025 00:00 GMT+7

Việc xin giấy phép thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) và giấy phép kinh doanh đang có sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Lo ngại bảo hộ ngược với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Góp ý về dự thảo Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các nền tảng TMĐT có vốn đầu tư nước ngoài thành lập pháp nhân tại Việt Nam hiện cần xin nhiều giấy phép chỉ để thực hiện hoạt động TMĐT, bao gồm: Một là giấy phép thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT (đăng ký với Bộ Công Thương) theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP; giấy phép kinh doanh (với Sở Công Thương) theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh rất khó xin vì đây bản chất là một biện pháp bảo hộ thị trường nội địa khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, giấy phép kinh doanh này lại không áp dụng với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới, trong khi các nền tảng này có vốn 100% nước ngoài.

san-giao-dich-thuong-mai-dien-tu-1806.jpeg

Một số sàn TMĐT tại Việt Nam. Ảnh nguồn internet

“Việc này tạo ra sự phân biệt giữa sàn TMĐT thành lập trong nước với sàn TMĐT xuyên biên giới, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng về môi trường kinh doanh. Vô hình trung, điều này tạo ra sự bảo hộ ngược với ngành TMĐT, mà về lâu dài có thể khuyến khích các nhà đầu tư không tham gia đầu tư trực tiếp tại Việt Nam”.

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung chính sách đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động TMĐT.

Liên quan đến danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu qua TMĐT, dự thảo Luật TMĐT dự kiến đưa ra quy định về danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu qua TMĐT.

Mục đích của quy định là nhằm kiểm soát các loại hàng hóa có thể gây hại cho an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng và môi trường của Việt Nam.

Để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tránh vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc tiếp cận theo hướng quy định danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu: Thay vì xác định danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu, nên xây dựng danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu qua TMĐT. Đây là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, theo đó, cá nhân và doanh nghiệp được phép thực hiện mọi hoạt động mà pháp luật không cấm, bao gồm cả hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoặc xem xét các biện pháp quản lý thay thế: Thay vì áp dụng lệnh cấm nhập khẩu, có thể sử dụng các biện pháp quản lý khác như thuế quan, quy định về hiệu suất năng lượng hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp.

Bài liên quan
Dự kiến ngày mai 1/5, đoàn trao đổi cấp kỹ thuật của Việt Nam sẽ sang Mỹ và làm việc với các cơ quan liên quan của nước này về đàm phán thương mại song phương.
Dự kiến ngày mai 1/5, đoàn trao đổi cấp kỹ thuật của Việt Nam sẽ sang Mỹ và làm việc với các cơ quan liên quan của nước này về đàm phán thương mại song phương.
Trong khi giá cho thuê mặt bằng kinh doanh tại các trung tâm thương mại tăng 2 điểm % theo năm, tỷ lệ lấp đầy đạt 94% thì cửa hàng, nhà mặt phố tại TP.HCM vẫn chưa phục hồi từ sau dịch Covid-19, giá thuê hiện đang thấp hơn 10-20% so với giai đoạn 2019.
13/03/2025
Sáng ngày 24/4/2025, tại trụ sở Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác tổ chức và cán bộ
13/03/2025
Quý I năm nay, vốn đầu tư từ Nhật Bản tăng trên 20%. Đây là tín hiệu tích cực cho giai đoạn hợp tác mới.
13/03/2025
HĐND tỉnh Ninh Bình vừa thông qua nghị quyết sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường.
13/03/2025
Tin mới