Nguyên tắc bảo quản thức ăn thừa ngăn ngừa ngộ độc

Theo Đời sống và pháp luật - Thứ hai, ngày 06/01/2025 19:24 GMT+7

Ba yếu tố then chốt cần nhớ khi bảo quản thức ăn thừa là: kiểm soát nhiệt độ, sử dụng hộp đựng thích hợp và phân biệt rõ ràng giữa thực phẩm chín và sống.

Nguyên tắc bảo quản thức ăn thừa ngăn ngừa ngộ độc
Ngay cả khi trời nóng, tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm thật nhanh trong tủ lạnh để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi. Ảnh minh họa.

Thực phẩm để bên ngoài trong nhiều giờ có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển, bao gồm Staphylococcus aureus, Campylobacter, E. coli và Salmonella. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường ruột, và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm do thức ăn thừa, việc kiểm soát thời gian, nhiệt độ và vệ sinh trong quá trình bảo quản thực phẩm là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý để bảo quản thức ăn thừa an toàn:

Nhiệt độ hợp lý

Hầu hết mọi người cho rằng nên đợi thức ăn nguội trước khi cho vào tủ lạnh, nhưng thực tế thì ngược lại. Ngay cả khi trời nóng, tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm thật nhanh trong tủ lạnh để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi. Thức ăn thừa cần được bảo quản dưới 5 độ C và ít nhất 60 độ C khi hâm nóng lại. Các khoảng nhiệt còn lại là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển.

Đồng thời, việc đóng mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể dễ dàng làm tăng nhiệt độ bên trong tủ lạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát và tăng hóa đơn tiền điện.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến dung tích của tủ lạnh. Nếu tủ chật, không khí lạnh bên trong sẽ không thể lưu thông, không chỉ gây lãng phí điện mà còn làm giảm hiệu quả làm mát, rút ngắn thời gian bảo quản thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên để tủ lạnh ở nhà đầy 7-8 phần, thường xuyên vệ sinh bên trong tủ lạnh để tránh các vấn đề về ăn uống.

Bảo quản thức ăn trong vòng hai giờ

Thức ăn thừa cần được cho vào tủ đông hoặc tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu chín để ngăn chặn vi khuẩn có hại lây lan.

Sử dụng thùng/hộp chứa thích hợp

Theo Mitzi Baum, Giám đốc điều hành của STOP Foodborne, Mỹ, tất cả thức ăn thừa nên được để trong hộp nông, có thể bịt kín để làm nguội nhanh hơn. Thực phẩm cần được đóng gói trong hộp đựng khô ráo, kín để ngăn không khí lọt vào

Đặt thực phẩm đã nấu chín ở tầng trên và thực phẩm sống ở tầng dưới

Thực phẩm đã nấu chín nên đặt ở tầng trên để tránh lây nhiễm chéo máu, nước và vi khuẩn từ thực phẩm sống. Ảnh minh họa.jpg

Thực phẩm đã nấu chín nên đặt ở tầng trên để tránh lây nhiễm chéo máu, nước và vi khuẩn từ thực phẩm sống. Ảnh minh họa.

Thực phẩm đã nấu chín nên đặt ở tầng trên để tránh lây nhiễm chéo máu, nước và vi khuẩn từ thực phẩm sống.

Đóng gói thành từng phần tùy theo mục đích sử dụng trước khi cấp đông

Việc rã đông thực phẩm nhiều lần sẽ khiến các tinh thể đá tan chảy và đóng băng, không những làm giảm chất lượng thực phẩm mà còn có xu hướng sinh sôi vi khuẩn. Do đó, bạn nên chia nhỏ và cấp đông từng phần thực phẩm cần bảo quản.

Đánh dấu ngày mua/nấu đồ ăn

Đánh dấu ngày có thể nhắc nhở chúng ta về thời gian thực phẩm đã được bảo quản và vứt bỏ thực phẩm sắp hết hạn càng sớm càng tốt./.

Bài liên quan
Người tiêu dùng Việt Nam đang hy vọng, thời gian tới sẽ được mua hàng Mỹ với giá thấp hơn hiện nay do mức thuế nhập khẩu được điều chỉnh giảm sâu.
Người tiêu dùng Việt Nam đang hy vọng, thời gian tới sẽ được mua hàng Mỹ với giá thấp hơn hiện nay do mức thuế nhập khẩu được điều chỉnh giảm sâu.
Một khu phi thuế quan quy mô lớn đang được triển khai tại Phú Quốc, kỳ vọng trở thành điểm nhấn thương mại mới khi đảo ngọc đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2027.
06/01/2025
Sau gần 350 giờ giờ vận hành và 3.000 lần uốn cong với bán kính 1cm, thiết bị vẫn giữ được hơn 90% hiệu suất ban đầu, cho thấy độ bền cơ học và ổn định lâu dài vượt trội.
06/01/2025
Từ đầu năm tới nay, đã có 148 nhà cung cấp nước ngoài trong đó có Google, Meta, Microsoft, TikTok..., đăng ký, kê khai, nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, với số tiền nộp lũy kế là 2.832 tỷ đồng.
06/01/2025
Ngày 15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký kết các nghị định thư xuất khẩu chính ngạch ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang thị trường Trung Quốc. Đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác nông nghiệp song phương, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này.
06/01/2025
Tin mới