Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025

VTVTimes - Thứ năm, ngày 06/02/2025 17:17 GMT+7

Bộ Y tế vừa ban hành "Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025".

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025
Hình minh hoạ

Theo Bộ Y tế, hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tại một số nước như Philippines, Malaysia, dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao. WHO cũng khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi (ghi nhận những trường hợp sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch. Các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch.

Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù, tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có chùm ca bệnh, không để dịch lan rộng. Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh sởi, khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm, càng nhanh càng tốt.

Tại Việt Nam, năm 2024, cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Độ tuổi của các ca dương tính với sởi trong năm 2024 cho thấy xu hướng gia tăng ở nhóm tuổi dưới 9 tháng (chiếm khoảng 25%).

Hầu hết các trường hợp mắc sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vaccine sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Theo khuyến cáo của WHO, lứa tuổi tiêm chủng vaccine sởi ở những nước có bệnh sởi lưu hành là tiêm mũi 1 khi 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc 15-18 tháng tuổi. Còn ở những nước đã loại trừ bệnh sởi, tiêm mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai lúc 15-18 tháng tuổi.

WHO cũng khuyến cáo việc tiêm bổ sung một mũi vaccine có chứa thành phần sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong những trường hợp gồm: Khi đang bùng phát dịch sởi, trong các chiến dịch nơi mà nguy cơ mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi cao, sau đó trẻ tiếp tục được tiêm 2 mũi theo lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (lưu ý mũi 1 cách mũi bổ sung ít nhất 4 tuần); vaccine sởi sử dụng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi là an toàn và có hiệu quả trong việc phòng mắc bệnh sởi cho nhóm tuổi nhỏ khi có dịch bùng phát.

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, cùng với việc tăng cường tiêm chủng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 01-10 tuổi đã được triển khai từ tháng 9/2024 tại 31 tỉnh, thành phố. Đến nay, 7/31 tỉnh, thành phố đã kết thúc chiến dịch trong giai đoạn 1; 24 tỉnh, thành phố đang tiếp tục triển khai tổ chức tiêm, tiêm vét cho các đối tượng để kết thúc chiến dịch giai đoạn 1.

Theo đó, đối tượng tiêm của chiến dịch là trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra. Trẻ từ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra, nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, nhóm tuổi cụ thể tiêm chủng do các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương, điều kiện cung ứng vaccine từ nguồn tài trợ và nguồn lực của địa phương, trên cơ sở trao đổi thống nhất với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực.

Về phạm vi triển khai, đối với trẻ từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại 24 tỉnh, thành phố, các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình dịch bệnh, nguồn lực của địa phương để trao đổi với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực đề xuất mở rộng phạm vi triển khai cho nhóm tuổi này.

Trẻ từ 1-10 tuổi, giai đoạn 1: Các tỉnh, thành phố thuộc Quyết định số 2495/QĐ-BYT ngày 22/8/2024 ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024 và Quyết định số 3526/QĐ-BYT ngày 22/11/2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định 2495/QĐ-BYT chưa hoàn thành chiến dịch, tiếp tục khẩn trương hoàn thành việc tiêm chủng đảm bảo kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Giai đoạn 2 tại 17 tỉnh, thành phố (Thái Bình, Hà Nam, Bắc Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Trước đó, tháng 8/2024, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024 tại 31 tỉnh, thành phố./.

Bài liên quan
Nhiều người vẫn tin rằng uống nhiều nước, súc miệng thường xuyên hay tập luyện với máy chạy bộ là những thói quen có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, những hành động tưởng chừng vô hại này có thể gây ra tác động tiêu cực đến cơ thể.
Nhiều người vẫn tin rằng uống nhiều nước, súc miệng thường xuyên hay tập luyện với máy chạy bộ là những thói quen có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, những hành động tưởng chừng vô hại này có thể gây ra tác động tiêu cực đến cơ thể.
Tiến sĩ David Sinclair, Giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard, cho biết tốc độ phát triển của móng tay có thể phản ánh quá trình lão hóa của cơ thể. Nếu móng tay mọc nhanh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang sản sinh tế bào mới hiệu quả và lão hóa chậm hơn mức trung bình.
06/02/2025
Các bác sĩ tại Anh đang sử dụng màng nhau thai hiến tặng để giúp phục hồi thị lực cho bệnh nhân bị tổn thương mắt nghiêm trọng.
06/02/2025
Sáng 22/2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức hội chẩn khẩn cấp qua hệ thống Telemedicine với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La nhằm đánh giá tình trạng các nạn nhân.
06/02/2025
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn vừa làm việc trực tuyến với đại diện Google bàn giải pháp hợp tác đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục.
06/02/2025
Tin mới