Xây dựng khung pháp lý tài sản số: Lấp lỗ hổng pháp lý, tránh nguy cơ tụt hậu

VTV Times - Thứ ba, ngày 11/03/2025 12:37 GMT+7

Nhiều nền kinh tế trên thế giới đã có bước tiến lớn trong quản lý tài sản số, như Singapore và Hong Kong đã siết chặt kiểm soát bằng các tiêu chuẩn KYC, KYT, KYB.

Xây dựng khung pháp lý tài sản số: Lấp lỗ hổng pháp lý, tránh nguy cơ tụt hậu
Ảnh minh họa

Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp blockchain

Thủ tướng Chính phủ mới đây chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm về quản lý tài sản ảo, trình Thường trực Chính phủ trước ngày 13/3.

Động thái trên nhấn mạnh tính cấp thiết của việc xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường tài sản số tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh lĩnh vực này đang phát triển mạnh nhưng vẫn thiếu các quy định cụ thể.

Theo Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trong năm 2024, dòng tiền mã hóa chảy vào Việt Nam ước đạt 105 tỷ USD, giảm so với mức 120 tỷ USD của năm 2023 nhưng vẫn là con số đáng kể. Tuy nhiên, do chưa có khung pháp lý rõ ràng, phần lớn các hoạt động liên quan đến tiền số vẫn nằm trong vùng "xám", gây ra nhiều hệ lụy. Việc thiếu hành lang pháp lý không chỉ làm thất thu nguồn thuế, gây ra khó khăn cho công tác kiểm soát dòng vốn, mà còn tạo ra thách thức lớn đối với cá nhân và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Đối với các công ty trong ngành blockchain và tiền số, trở ngại lớn nhất khi chưa có quy định cụ thể là việc không thể xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn do lo ngại về rủi ro pháp lý ở trong nước. Nhiều doanh nghiệp buộc phải đăng ký công ty con ở nước ngoài để có thể huy động vốn và vận hành hiệu quả, dẫn đến tình trạng "chảy máu chất xám" và thất thoát nguồn lực.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Huyền Dinh, Nhà sáng lập một công ty blockchain, cho biết: "Nếu khung pháp lý được thiết lập, các khái niệm về tài sản số và tài sản mã hóa sẽ được định nghĩa rõ ràng. Đây sẽ là cú hích giúp các doanh nghiệp như chúng tôi có cơ hội hoạt động minh bạch và phát triển mạnh mẽ hơn ngay tại thị trường Việt Nam”.

Không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp hợp pháp, khoảng trống pháp lý còn tạo điều kiện để các mô hình đầu tư lừa đảo, đa cấp trá hình lợi dụng thị trường để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực cho hình ảnh chung của ngành công nghiệp blockchain và tài sản mã hoá. Nếu không có biện pháp quản lý, Việt Nam có thể tiếp tục đối mặt với những rủi ro về tài chính và ảnh hưởng uy tín trên trường quốc tế.

Bài học kinh nghiệm từ quốc tế

Đánh giá về tính cấp thiết của việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản mã hoá tại Việt Nam, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, việc chưa có quy định cụ thể khiến Việt Nam đang chậm hơn thế giới khoảng 10 năm. Nếu có chiến lược phù hợp, trong vòng 3 năm tới, Việt Nam hoàn toàn có thể bắt kịp và thậm chí vượt qua một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan – nơi đã cho phép thanh toán bằng Bitcoin cho khách du lịch.  

Xây dựng khung pháp lý tài sản số: Lấp lỗ hổng pháp lý, tránh nguy cơ tụt hậu - Ảnh 1.

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Ảnh: Việt Linh

"Đây là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam vươn lên, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đã từng bị đưa vào “danh sách xám” như Dubai, nhưng chỉ sau một năm đã thoát ra được nhờ có khung pháp lý rõ ràng", ông Trung nhận định.

Nhiều nền kinh tế trên thế giới đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc quản lý tài sản số. Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) đã áp dụng các tiêu chuẩn KYC (Xác minh danh tính khách hàng), KYT (Xác minh giao dịch) và KYB (Xác minh doanh nghiệp) để kiểm soát rủi ro rửa tiền và gian lận tài chính. Trong khi đó, Thái Lan đã chấp nhận thanh toán Bitcoin cho khách du lịch, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số.

Để đạt được điều đó, chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý theo lộ trình rõ ràng, từ thử nghiệm đến chính thức. Chúng ta có thể áp dụng mô hình sandbox nhằm thử nghiệm cơ chế vận hành của các sàn giao dịch, cho phép một số doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan chức năng.

Tiếp đó, cần ban hành các quy định nền tảng, thiết lập khung pháp lý cơ bản về định danh tài sản số, quy trình đăng ký và cấp phép cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Cuối cùng, quá trình hoàn thiện khung pháp lý sẽ tích hợp tài sản số vào hệ thống tài chính chính thức, quy định rõ trách nhiệm thuế, bảo vệ nhà đầu tư và xây dựng cơ chế xử lý tranh chấp, đảm bảo sự minh bạch và ổn định cho thị trường.

Thực tế, việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nhưng cũng không thể trì hoãn lâu hơn. Việc có một khung pháp lý hoàn chỉnh không chỉ giúp kiểm soát thị trường tài sản số mà còn tạo điều kiện để Việt Nam thu hút đầu tư, phát triển kinh tế số và đảm bảo an toàn tài chính cho người dân. Động thái chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ là bước đi quan trọng để Việt Nam không bị tụt lại trong cuộc đua với các quốc gia khác trong lĩnh vực này.

Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền số cao nhất thế giới. Có khoảng 17 - 20 triệu người Việt sở hữu ví tiền số, một con số rất lớn so với mức trung bình toàn cầu là 6,5 triệu người. Đặc biệt, dòng tiền giao dịch trong lĩnh vực này tại Việt Nam rất mạnh, ước tính mỗi năm dao động từ 100 - 120 tỷ USD, thậm chí còn cao hơn lượng vốn FDI đổ vào nền kinh tế.

Bài liên quan
Việt Nam và Philippines đang tích cực phấn đấu để đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 10 tỷ USD trong thời gian sớm nhất. Trong bối cảnh Việt Nam tìm kiếm những phương án mới để thúc đẩy xuất khẩu, giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp trong nước, thị trường Philippines vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Việt Nam và Philippines đang tích cực phấn đấu để đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 10 tỷ USD trong thời gian sớm nhất. Trong bối cảnh Việt Nam tìm kiếm những phương án mới để thúc đẩy xuất khẩu, giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp trong nước, thị trường Philippines vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Vừa qua, tại Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean 2025 Tập đoàn T&T hợp tác với Cospower (Trung Quốc) triển khai dự án Nhà máy sản xuất pin lưu trữ hàng đầu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu sang khu vực và thế giới.
11/03/2025
Bộ Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs) Indonesia đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng đặc nhiệm để chống lại việc bán hàng giả và bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ trong nước.
11/03/2025
Nền tảng chia sẻ video TikTok ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường video dạng ngắn và những hãng công nghệ lớn nhất thế giới đang phải tăng tốc để không bị bỏ lại phía sau.
11/03/2025
Ngày 27/4, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, lượng chuyến bay và hành khách qua sân bay tăng khoảng 10% so với ngày thường.
11/03/2025
Tin mới
  • 28/04/2025
    Các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon ngày càng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Câu hỏi đặt ra là liệu các tài sản mới này có được chấp nhận như là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng Việt?
  • 28/04/2025
    Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đầy biến động và khó lường, nhiều nhà đầu tư đang tìm đến những cổ phiếu có tính phòng thủ cao, với chiến lược trả cổ tức tiền mặt đều đặn, ổn định. Đây chính là hướng đi an toàn, giúp các nhà đầu tư bảo toàn và gia tăng tài sản trong thời kỳ không chắc chắn.
  • 28/04/2025
    Việt Nam và Philippines đang tích cực phấn đấu để đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 10 tỷ USD trong thời gian sớm nhất. Trong bối cảnh Việt Nam tìm kiếm những phương án mới để thúc đẩy xuất khẩu, giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp trong nước, thị trường Philippines vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
  • 28/04/2025
    Tổng Giám đốc bộ phận Chrome, bà Parisa Tabriz nhận định chỉ Google mới có thể duy trì các tính năng cao cấp của trình duyệt này. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Google đang đối mặt với phiên tòa chống độc quyền do Bộ Tư pháp Mỹ khởi xướng.
  • 28/04/2025
    Hình thức này được cho phù hợp với các hộ gia đình trẻ chưa có đủ tiền để mua một lúc, lập tức hoặc khó có khả năng chịu áp lực vay tiền ngân hàng.
  • 28/04/2025
    Tính từ đầu năm nay, USD đã mất giá tới 12% so với đồng tiền chung châu Âu, làm cho xuất khẩu hàng hoá vào châu Âu thu được lợi nhuận vượt trội so với xuất khẩu vào Mỹ.
  • 28/04/2025
    Trung Quốc sẽ cải thiện chính sách hoàn thuế cho khách du lịch nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước trong nỗ lực tăng trưởng nền kinh tế đang trì trệ.
  • 28/04/2025
    Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
  • 28/04/2025
    Vừa qua, tại Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - Asean 2025 Tập đoàn T&T hợp tác với Cospower (Trung Quốc) triển khai dự án Nhà máy sản xuất pin lưu trữ hàng đầu Việt Nam phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu sang khu vực và thế giới.
  • 28/04/2025
    Thị hiếu du khách thay đổi khiến thủ phủ trà Phổ Nhĩ của Trung Quốc đang bắt đầu đón sóng cà phê. Sản lượng cà phê của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, mặc dù vẫn kém xa các cường quốc truyền thống như Brazil, Việt Nam và Colombia.