Các hãng bán lẻ tại Mỹ thu hẹp hoạt động

Lê Tuyển - Hoàng Hải - Phóng viên Đài THVN thường trú tại Mỹ - Thứ hai, ngày 27/01/2025 09:16 GMT+7

Theo số liệu mới công bố, nhiều hãng bán lẻ tại Mỹ đang đóng cửa một loạt cửa hàng hay chi nhánh. Con số này thậm chí còn cao hơn giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát.

Các hãng bán lẻ tại Mỹ thu hẹp hoạt động
Ảnh minh hoạ

Theo số liệu vừa được hãng cố vấn Coresight Research công bố, số lượng các cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa tại Mỹ đã tăng đột biến trong năm 2024 và dự kiến sẽ có thêm khoảng 15.000 cửa hàng đóng cửa trong năm nay. Chỉ trong gần nửa tháng đầu năm 2025, các hãng bán lẻ đã công bố đóng cửa hơn 1.900 cửa hàng. Một số cái tên nổi tiếng đã tham gia vào xu hướng này là Macy's, Walgreens và 7-Eleven. Sắp tới, nhiều thương hiệu lâu đời khác có thể tiếp tục thu hẹp quy mô hoặc nộp đơn xin phá sản.

Theo phân tích, diễn biến này không xuất phát từ nguyên nhân tiêu dùng tại Mỹ yếu đi mà do đe dọa cạnh tranh và xu hướng chi tiêu của người dân thay đổi. Một số hãng lớn như Amazon, Costco và Walmart đang giành được nhiều thị phần hơn khi người tiêu dùng tìm kiếm giá trị và sự tiện lợi khi mua sắm trực tuyến. Trong khi đó, một số chuỗi bán lẻ nhỏ hơn hoặc bán lẻ trong những lĩnh vực chuyên biệt đang khó khăn để duy trì hoạt động hoặc buộc phải thu hẹp quy mô.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số hãng bán lẻ trực tuyến bên ngoài nước Mỹ cũng làm giảm doanh thu của chuỗi cửa hàng truyền thống. Như Shein và Temu đã đạt được tổng cộng khoảng 100 tỷ USD doanh thu bán hàng vào năm ngoái.

Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, sắp tới, các hãng bán lẻ lớn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong khi các chuỗi nhỏ hơn sẽ chịu sức ép từ xu hướng mua hàng trực tuyến. Thực tế cho thấy, trong mùa mua sắm vừa qua, doanh thu từ bán hàng trực tuyến chiếm phần lớn thị phần./.

Bài liên quan
Sau nhiều tháng ảm đạm, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ hơn 90% sản lượng mặt hàng này.
Sau nhiều tháng ảm đạm, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ hơn 90% sản lượng mặt hàng này.
Chương trình giao dịch xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc do Bộ Công Thương tổ chức đã giúp doanh nghiệp Việt quảng bá sản phẩm, kết nối đối tác, thâm nhập thị trường và mở rộng kênh phân phối, góp phần thúc đẩy hợp tác thương mại song phương Việt Nam – Hàn Quốc.
27/01/2025
Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tìm kiếm thị trường.
27/01/2025
Thị trường Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn về giá cả, ưu tiên mua sắm những mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm có tính bền vững, trách nhiệm với xã hội, cũng như yêu cầu về chất lượng và thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngày càng cao…
27/01/2025
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dừa tươi đạt 390 triệu USD, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu ngành dừa và vươn lên vị trí thứ 3 trong danh sách các loại trái cây xuất khẩu chủ lực, chỉ sau sầu riêng và thanh long.
27/01/2025
Tin mới