Cảnh báo nguy cơ bị theo dõi từ các thiết bị công nghệ

06/01/2023

VTV.vn - Bên cạnh những tiện ích, công nghệ cũng tiềm ẩn những rủi ro mà phổ biến và nghiêm trọng hơn cả là nguy cơ lộ lọt thông tin.

Sự phát triển của những công nghệ như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích. Nhưng mặt khác, sử dụng công nghệ vào mục đích tiêu cực hoặc thiếu hiểu biết đầy đủ khi dùng đều có thể khiến cuộc sống trở nên phức tạp, mất an toàn và khó kiểm soát hơn. Công nghệ cũng tiềm ẩn những rủi ro mà phổ biến và nghiêm trọng hơn cả là nguy cơ lộ lọt thông tin.

Điện thoại, máy tính, đồng hồ thông minh... là những thứ có thể nói là bất ly thân đối với nhiều người trong cuộc sống hiện đại. Nhưng các trợ thủ đắc lực này hoàn toàn có thể trở thành phương tiện gây rò rỉ thông tin của chính bạn.

Cảnh báo nguy cơ bị theo dõi từ các thiết bị công nghệ - Ảnh 1.

Khi tải một ứng dụng và cho phép chúng truy cập vào kho dữ liệu ảnh hay các số điện thoại, bạn đã vô tình tạo điều kiện cho thông tin cá nhân của mình bị rò rỉ

Tháng 10/2022, Meta đã thông báo cho 1 triệu người dùng Facebook rằng, tên người dùng và mật khẩu của họ có thể đã bị xâm phạm bởi các ứng dụng độc hại. Nhiều ứng dụng giả mạo núp bóng dưới dạng phần mềm chỉnh sửa ảnh trong khi những ứng dụng khác được ngụy trang thành trò chơi, ứng dụng theo dõi sức khỏe, công cụ hỗ trợ đèn pin, VPN, ứng dụng kinh doanh…

Tiến hành khảo sát trên 1.250 doanh nghiệp tại Mỹ do Digita.com thực hiện cho thấy, 60% công ty có sử dụng phần mềm theo dõi. Công nghệ theo dõi có thể ghi lại những ký tự gõ từ bàn phím, chụp màn hình, ghi lại chuyển động của chuột, kích hoạt webcam và microphone. Đồng thời, nó còn có khả năng chụp ảnh mà nhân viên không hề hay biết.

Cảnh báo nguy cơ bị theo dõi từ các thiết bị công nghệ - Ảnh 2.

Các phần mềm theo dõi có thể khiến thông tin cá nhân của người dùng bị lộ lọt dễ dàng

Đồng hồ thông minh đã dần trở thành phụ kiện quen thuộc hàng ngày với nhiều người khi liên tục theo dõi những thành phần trong cơ thể và các chỉ số hoạt động như nhiệt độ, nhịp tim, giấc ngủ... hay sử dụng dữ liệu GPS để tạo bản đồ lộ trình tập luyện ngoài trời, lộ trình đi làm của người dùng. Những dữ liệu này sau đó sẽ được đồng bộ hóa với các thiết bị của người dùng và máy chủ của công ty. Các phần mềm gián điệp hoàn toàn có thể âm thầm truyền dữ liệu ra bên ngoài.

Đó mới chỉ là 3 vật dụng quen thuộc. Các chuyên gia công nghệ còn cảnh báo, bạn có thể bị theo dõi trong những ngôi nhà thông minh hay thông qua ti vi thông minh.

Hơn ai hết, trong thời đại công nghệ phát triển, mỗi người cần có ý thức bảo vệ thông tin bí mật của cá nhân. Không truy cập vào các đường link lạ, đường link không rõ ràng hoặc nghi ngờ. Còn trong trường hợp khách quan (thông tin bị lộ do mua bán dữ liệu trái phép, bị đánh cắp) thì cần có vai trò của quản lý Nhà nước trong việc ban hành và thực thi các chính sách bảo mật thông tin cá nhân hiệu quả hơn trên thực tế.

Là một điểm hẹn mới cho những người yêu công nghệ, chương trình HiTech Công nghệ tương lai phát sóng vào lúc 20h35 thứ Năm hàng tuần trên kênh VTV1.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Telegram ngày càng phổ biến tại Việt Nam, nhưng cũng là mục tiêu của các chiến dịch lừa đảo tinh vi. Người dùng cần cẩn trọng với các đường link không rõ nguồn gốc để tránh mất tài khoản và thông tin cá nhân.
Telegram ngày càng phổ biến tại Việt Nam, nhưng cũng là mục tiêu của các chiến dịch lừa đảo tinh vi. Người dùng cần cẩn trọng với các đường link không rõ nguồn gốc để tránh mất tài khoản và thông tin cá nhân.
CES 2025 vừa mở ra tại Las Vegas, hứa hẹn giới thiệu những đột phá từ Nvidia, Samsung, LG, Honda, Sony với GPU RTX 5000, xe điện AFEELA, TV OLED 8K, và nhiều thiết bị đeo, robot thông minh.
06/01/2023
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
06/01/2023
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
06/01/2023
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
06/01/2023
Tin mới