Chi tiêu năm mới thúc đẩy lạm phát ở Nga

VTV - Chủ nhật, ngày 22/12/2024 15:42 GMT+7

Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy, lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.

Chi tiêu năm mới thúc đẩy lạm phát ở Nga
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Moskva. (Ảnh: New York Times)

Lạm phát vẫn là một trong những chủ đề được báo chí Nga quan tâm nhất ở thời điểm này. Có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả sự suy yếu của đồng Ruble so với đồng USD, nhu cầu trong nước tăng lên và chi tiêu năm mới của người dân cũng đang góp phần thúc đẩy lạm phát.

Đồng Ruble đang suy yếu trong khi thực phẩm ngày càng đắt hơn. Báo chí Nga đã ghi nhận mức tăng giá kỷ lục trong hơn 20 năm qua và lạm phát sẽ còn tăng tốc trước thềm năm mới. Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy, lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10, cao hơn dự báo của các nhà phân tích. Theo Vedomosti, đây là con số kỷ lục trong tháng cuối thu kể từ năm 2002.

Điều đáng chú ý là giá cả tăng không chỉ với lương thực, mà còn nhiều hàng hoá khác, trong đó có đồ điện tử. Theo nhiều chuyên gia, điều này cho thấy người Nga đang chuẩn bị cho năm mới. Tuy nhiên, điều này không thể biện minh cho tốc độ tăng của tháng 12 với 0,48% mỗi tuần. Ở thời điểm ổn định, mức tăng này được quan sát thấy trong một tháng, thay vì trong bảy ngày.

Chuyên gia kinh tế Maksim Markov của tờ Gazeta nhận định, bất chấp những nỗ lực của cơ quan quản lý Nga, tình hình trong nước cho đến nay vẫn không cải thiện và chi tiêu năm mới của người dân Nga đang thúc đẩy thêm lạm phát. Theo đó, giá cả trong tháng 12 tăng mạnh do nhu cầu năm mới, sự gia tăng chi phí logistic, tính thời vụ và bất ổn của kinh tế vĩ mô cũng có tác động.

Hãng tin Lenta cho biết, Nga đang chuẩn bị cho lạm phát tăng trên 10% trong khi kỳ vọng lạm phát tháng 12 của người Nga đã tăng lên mức cao nhất trong vòng một năm qua là 13,9%.

Theo khảo sát của tờ Đoàn viên Moskva, ngày lễ năm mới năm nay của người Nga đắt đỏ hơn 14% so với năm ngoái và 1/3 người dân dự định giảm chi tiêu dịp này. Mức 14% là cao hơn đáng kể so với lạm phát chính thức tính theo giá trị hàng năm.

Trong cuộc đối thoại trực tiếp với người dân Nga vừa diễn ra, Tổng thống Putin đã gọi tình trạng lạm phát hiện nay là dấu hiệu đáng lo ngại nhưng vẫn được xem là ổn định nhờ tăng trưởng thu nhập. Đồng thời, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương đã được giao nhiệm vụ "hạ cánh an toàn" cho một nền kinh tế đang quá nhiệt.

Bài liên quan
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
22/12/2024
Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tạm thời chưa chốt đơn hàng mới sang thị trường Mỹ nhằm tránh rủi ro.
22/12/2024
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
22/12/2024
Những năm trở lại đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết trong bao tiêu sản phẩm. Do đó, đã mở ra những hướng đi bền vững cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện, tạo bước chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại nền nông nghiệp ở địa phương.
22/12/2024
Tin mới