Đơn hàng dệt may xuất khẩu ổn định sang Hoa Kỳ

VTV Digital - Thứ năm, ngày 27/03/2025 08:07 GMT+7

Doanh nghiệp dệt may có đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đến hết quý II năm nay, nhưng cũng phải cẩn trọng khi lựa chọn nguyên vật liệu và ký kết đơn hàng để tránh rủi ro.

Đơn hàng dệt may xuất khẩu ổn định sang Hoa Kỳ
Ảnh minh hoạ.

Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là giải pháp được Bộ Công Thương triển khai đồng bộ hiện nay, nhằm tránh rủi ro cho toàn bộ ngành hàng. Từ phía các doanh nghiệp, họ cũng phải chủ động hơn rất nhiều trong bối cảnh thương mại có nhiều biến động từ thương mại toàn cầu. Với ngành dệt may, các doanh nghiệp cho biết, họ có đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đến hết quý II năm nay, nhưng cũng phải cẩn trọng khi lựa chọn nguyên vật liệu và ký kết đơn hàng để tránh rủi ro.

Chiếm thị phần xuất khẩu sơ mi và veston lớn nhất, Tổng Công ty May 10 cho biết, đơn hàng xuất khẩu của họ sang Hoa Kỳ đã được ký đến hết tháng 6 năm nay.

Ông Bạch Thăng Long - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết: "Một số đơn vị thậm chí đến tháng 8. Hiện nay, thị trường rất khó đoán, khách hàng cũng có thông tin giai đoạn nửa cuối năm 2025 vẫn phải chờ thêm tín hiệu từ các thị trường, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ".

Còn doanh nghiệp cung ứng vải dù không ảnh hưởng trực tiếp khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, nhưng họ cho biết, các đối tác nhập vải của họ để làm ra thành phẩm cuối cùng xuất khẩu hiện cũng đang khá dè dặt, vừa đặt hàng, vừa theo dõi tình hình biến động thuế quan từng ngày.

Bà Claudia Anselmi - Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt và Nhuộm Hưng Yên chia sẻ: "Chúng tôi nhận thấy đơn hàng có tăng nhích nhẹ 5% nhưng từ tháng 3 trở đi, tốc độ đơn hàng bắt đầu chững lại, người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã bắt đầu giảm chi tiêu cho quần áo, nhiều khách hàng đang tỏ ra thận trọng và giảm bớt đơn đặt hàng".

Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, hiện nay hàng hoá khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ mất thời gian thông quan lâu hơn so với trước đây vì cơ quan Hải quan nước này không chỉ kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của thành phẩm mà còn kiểm tra xuất xứ của nguyên liệu làm chúng, vì thế thời gian tăng gấp đôi. Bộ cũng siết quy trình cấp giấy chứng nhận C/O để tránh rủi ro cho toàn bộ ngành hàng.

Ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định: "Phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ngăn chặn, phòng chống gian lận xuất xứ. Đánh giá công tác ủy quyền cho các cơ quan theo hướng điều chỉnh hệ thống cấp C/O".

Theo Cục Hải quan, tính chung cả hai tháng đầu năm 2025 kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt gần 2,46 tỷ USD, chiếm 43,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Với tín hiệu đặt hàng chậm lại từ thị trường lớn nhất này, các doanh nghiệp cũng tích cực tìm kiếm đối tác mới từ thị trường Canada, New Zealand và Trung Đông để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD đã đặt ra./.

Bài liên quan
Hiện nay, nhiều loại trái cây đặc sản ở tỉnh Đồng Tháp tiếp tục giảm giá sâu, khiến nhà vườn thua lỗ nặng.
Hiện nay, nhiều loại trái cây đặc sản ở tỉnh Đồng Tháp tiếp tục giảm giá sâu, khiến nhà vườn thua lỗ nặng.
Từ tháng 6 đến tháng 7, măng cụt bước vào chính vụ thu hoạch tại xã Tam Ngãi, tỉnh Vĩnh Long - một trong những vùng trồng măng cụt nổi tiếng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, thay vì không khí thu hoạch rộn ràng như mọi năm, nhiều nhà vườn năm nay lặng lẽ vì mất mùa nặng.
27/03/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 388 lô sầu riêng đông lạnh với sản lượng 14.282 tấn, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2024.
27/03/2025
Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre - nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt chỉ tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh đạt 4.000 ha nuôi tôm công nghệ cao. Tuy nhiên, đến thời điểm này, địa phương đã vượt mục tiêu đề ra.
27/03/2025
Các doanh nghiệp gỗ đã chủ động tìm các thị trường mới và đa dạng kênh phân phối, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu.
27/03/2025
Tin mới