Hà Nam: Ngang nhiên thu mua, giết mổ lợn bệnh giữa khu dân cư

Ngọc Huyền(t/h) - Thứ hai, ngày 09/12/2024 10:32 GMT+7

Người dân tại xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đang vô cùng bức xúc trước tình trạng một cơ sở chuyên thu mua và giết mổ lợn bệnh, lợn chết hoạt động ngay trong khu dân cư mà không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nam: Ngang nhiên thu mua, giết mổ lợn bệnh giữa khu dân cư
Ảnh minh hoạ.

Theo phản ánh của người dân, cơ sở này đã tồn tại gần 8 năm, bất chấp những quy định nghiêm ngặt về quản lý giết mổ và an toàn thực phẩm.

Tại cơ sở này, lợn bệnh và lợn chết được thu mua với giá từ 500.000 đến 1 triệu đồng mỗi con. Các hoạt động tại đây diễn ra trong một nhà xưởng quây tôn kín, có người canh gác và đóng cửa cẩn thận khi xe chở lợn ra vào. Những con lợn sắp chết hoặc đã chết được phân loại, sau đó chuyển vào khu vực riêng để giết mổ ngay tại xưởng. Quy trình giết mổ diễn ra hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh, thịt lợn được phân phối tràn lan đến các chợ dân sinh trong khu vực, thu hút người mua bởi giá rẻ.

Tt24 - lon om.webp

Mỗi con lợn ốm được cơ sở này thu mua lại với giá 500 - 1 triệu đồng/ con.

Điều đáng ngại là mỗi ngày, cơ sở này có thể xử lý từ 50 đến 100 con lợn, bao gồm cả những con mắc bệnh dịch hoặc đã chết. Thịt lợn sau khi giết mổ được giao đến các chợ dân sinh cách đó khoảng 10 km. Tại các chợ, những quầy thịt này đông khách, liên tục có người mua, bất chấp nguy cơ về sức khỏe.

Chính quyền xã Bối Cầu khẳng định không hề cấp phép cho bất kỳ cơ sở giết mổ gia súc nào trong khu dân cư, với lý do phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động mua bán, giết mổ lợn bệnh vẫn diễn ra công khai. Những chiếc xe tải chở lợn không rõ nguồn gốc tiếp tục ra vào, cung cấp thịt lợn không đạt tiêu chuẩn an toàn ra thị trường mỗi ngày.

Theo quy định của Luật Thú y, việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật mắc bệnh hoặc chết để sử dụng làm thực phẩm là hành vi bị nghiêm cấm. Những vi phạm nghiêm trọng này không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ và tính chất của hành vi. Tuy nhiên, tình trạng trên cho thấy vẫn còn những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm và giám sát hoạt động giết mổ động vật tại địa phương.

Vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn từ các cơ quan chức năng, nhằm kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và bảo đảm quyền lợi cũng như sức khỏe của người dân. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức của cả người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bài liên quan
Các quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đã được chuẩn hóa và số hóa.
Các quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đã được chuẩn hóa và số hóa.
Australia đã mở cửa thị trường cho quả vải tươi Việt Nam từ năm 2015. Cho đến nay, số lượng quả vải tươi của Việt Nam nhập khẩu sang Australia ngày càng tăng và đặc biệt, năm nay, siêu thị Costco nhập một lượng hàng lớn để phân phối trên toàn bộ hệ thống tại Australia.
09/12/2024
Việc chủ động trong chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu được kỳ vọng là giải pháp để các doanh nghiệp của ngành dệt may và da giày tận dụng được các lợi thế phát triển.
09/12/2024
Đối với ngành da giày, 6 tháng cuối năm là chặng đường đầy thách thức khi Mỹ và EU đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên vật liệu.
09/12/2024
Tính đến nay, sản lượng tiêu thụ vải thiều đạt hơn 182.500 tấn, vượt hơn 105% kế hoạch.
09/12/2024
Tin mới