Hà Nội đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nông sản tăng 30% dịp cuối năm

VTV - Thứ sáu, ngày 20/12/2024 10:35 GMT+7

Dự báo nhu cầu nông sản tăng đến 30% thời điểm cuối năm, Hà Nội đã chủ động lo liệu nguồn cung, quyết tâm không để xảy ra tình trạng thiếu - thừa cục bộ.

Hà Nội đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nông sản tăng 30% dịp cuối năm
Sức tiêu thụ của thị trường cuối năm tại Hà Nội, có thể tăng thêm 20-30% so với ngày thường.

Theo đánh giá của Sở Công thương TP Hà Nội, Hà Nội là một trong 3 địa phương tiêu thụ nông sản, thực phẩm lớn nhất cả nước với gần 10 triệu dân cư trú thường xuyên cùng hàng triệu khách du lịch mỗi năm, Hà Nội là một trong 3 địa phương tiêu thụ nông sản, thực phẩm lớn nhất cả nước.

Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cũng cho thấy, ước tính nhu cầu tiêu dùng đối với một số nhóm hàng nông lâm thủy sản thiết yếu của thành phố hiện nay rất lớn. 

Cụ thể, trung bình mỗi tháng, Hà Nội cần khoảng 20 nghìn tấn thịt lợn hơi; khoảng 6,7 nghìn tấn thịt gà, vịt. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần khoảng 5,5 nghìn tấn thủy, hải sản tươi đông lạnh; hơn 5,5 nghìn tấn thực phẩm chế biến… mỗi tháng. Nhu cầu về rau, củ hàng tháng vào khoảng 110,5 nghìn tấn và khoảng 132 triệu quả trứng gia cầm…

Nhu cầu cao là thế nhưng đến nay, sản lượng một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản của thành phố mới chỉ đáp ứng 20 - 70% nhu cầu người dân. Phần lớn, Hà Nội phải nhập từ nhiều tỉnh, thành phố và nhập khẩu nước ngoài.

Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng kế hoạch khai thác hàng hóa phục vụ Tết năm 2024, sẵn sàng phục vụ nhân dân, trong đó, tỷ trọng hàng Việt Nam, nhất là hàng nông sản đặc trưng của các địa phương, sản phẩm OCOP chiếm gần 90%. Đáng chú ý, theo dự báo của Sở Công thương TP Hà Nội, sức tiêu thụ của thị trường cuối năm, có thể tăng thêm 20-30% so với ngày thường.


Trên thực tế, đến nay, Hà Nội đã ký kết hợp tác với 43 tỉnh, thành phố, phát triển 946 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ - quảng bá nông sản, đặc sản vùng miền; hỗ trợ lưu thông hàng hóa... Toàn thành phố hiện có 70.779 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 453 chợ, 137 siêu thị, 29 trung tâm thương mại, 2.000 cửa hàng tiện lợi, 34 sàn thương mại điện tử, kênh bán hàng đa phương tiện cùng hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa...

Bài liên quan
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Kết phiên cuối tuần, giá cà-phê Robusta đã thoát khỏi mốc đáy kể từ giữa tháng 1 lên vùng 5.000 USD/tấn.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Kết phiên cuối tuần, giá cà-phê Robusta đã thoát khỏi mốc đáy kể từ giữa tháng 1 lên vùng 5.000 USD/tấn.
Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.
20/12/2024
Sau thời gian dài nhường "ngôi" cho sầu riêng, thanh long đã có màn trở lại ngoạn mục trong những tháng đầu năm 2025. Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 94 triệu USD, loại quả từng là niềm tự hào của ngành rau quả Việt Nam đã bất ngờ vươn lên vị trí dẫn đầu, chính thức lấy lại “ngôi vương” trong ngành hàng trái cây xuất khẩu.
20/12/2024
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
20/12/2024
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
20/12/2024
Tin mới