Khó phát triển nguồn điện mới khi giá chưa được tính đúng, tính đủ

11/10/2024

VTV.vn - Thực tế hiện nay, giá điện bán ra còn thấp hơn so với giá thành sản xuất.

Thời gian qua, việc tính toán chi phí giá thành đối với điện vẫn chưa được đầy đủ, vẫn mang tính bao cấp và bù trừ. Sự phân định giữa giá điện sản xuất với giá điện phục vụ các mục tiêu an sinh xã hội nhiều lúc còn chưa rạch ròi, dẫn đến giá bán điện chưa được tính đúng, tính đủ.

2410_daily.mp4

Robot nấu ăn phổ biến tại Trung Quốc

Thực tế hiện nay, giá điện bán ra còn thấp hơn so với giá thành sản xuất. Bởi qua số liệu kiểm tra được công bố, giá thành điện là 2.088 đồng/kWh, còn giá bán bình quân 1.953 đồng/kWh. Tức là giá thành điện đã cao hơn giá bán điện bình quân là 135 đồng/kWh. Trong khi đó, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giá điện bán ra của nước ta thấp hơn nhiều và chúng ta vẫn đang trên lộ trình "tính đúng, tính đủ giá điện" để đảm bảo ngành điện có thể phát triển bền vững.

Khó phát triển nguồn điện mới khi giá chưa được tính đúng, tính đủ - Ảnh 1.

Với sự chênh lệch giá như hiện nay gần như không tạo được động lực để đầu tư vào các nguồn điện mới

Ngày hôm qua, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo đó, do chi phí sản xuất điện vẫn cao hơn giá bán lẻ bình quân khiến năm 2023, EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng bởi cơ cấu sản xuất và cung ứng điện hiện nay thì các nhà máy của EVN chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu điện năng, còn lại là của các tập đoàn và các nhà đầu tư khác.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam cho biết: "Trong những năm vừa qua, chúng ta bị nắng nóng, nắng hạn nhiều cho nên sản lượng điện từ thủy điện giảm đi chỉ còn 30%. Cho nên chúng ta phải chạy các điện nền như điện than, điện khí, điện dầu mà giá thành rất cao. Cộng với việc chúng ta thiếu điện vẫn phải mua một sản lượng điện nhất định, trong đó tỷ giá tăng cao hơn những năm trước".

Trong thời gian qua, để đảm bảo hạn chế nhất chênh lệch giữa giá mua bán điện, EVN đã thực hiện một số giải pháp để tiết kiệm, tiết giảm, tối ưu hóa chi phí, như tiết kiệm từ 10-15% các chi phí định mức thường xuyên, tiết giảm từ 20-50% chi phí sửa chữa lớn. Nhưng theo các chuyên gia, với sự chênh lệch giá như hiện nay gần như không tạo được động lực để đầu tư vào các nguồn điện mới.

Ông Phan Chí Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ: "Nếu EVN cố gắng tìm cách giảm giá mua điện vào, khiến cho các nhà sản xuất điện, nhà bán điện thấy thiếu đi động lực thì thậm chí sẽ tác động đến đầu tư cho ngành điện và ảnh hưởng đến an ninh về ngành điện".

Để giải quyết vấn đề này tại một số quốc gia trên thế giới, cho dù mỗi nước có quy trình tính toán khác nhau nhưng về cơ bản chi phí cho sản xuất điện vẫn đóng một tỷ trọng rất lớn. Ngoài ra, họ còn đưa thêm nhiều chi phí khác vào để tính bảng giá điện.

TS. Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh nhận định: "Về nguyên tắc, các nước hiện nay theo nguyên tắc thị trường, họ đều trên cơ sở làm sao tách biệt được những chi phí đầu vào một cách minh bạch nhất có thể. Ví dụ như tách riêng chi phí sản xuất điện, chi phí liên quan đến truyền tải, phân phối, các chi phí khác như dịch vụ phụ trợ, dịch vụ điều hành".

Trung bình mỗi năm, nhu cầu điện của Việt Nam tăng cao, xấp xỉ từ 10-11%. Vì vậy, nếu không kịp đầu tư các nguồn điện mới thì sẽ khó đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, việc tính đúng, tính đủ giá thành điện ngoài việc góp phần giảm lỗ sẽ là động lực để phát triển các nguồn điện mới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Bước sang năm 2025, ngành gạo đối diện không ít khó khăn khi giá gạo xuất khẩu và nội địa đồng loạt giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong hai năm qua. Điều này đặt ra bài toán cấp bách về việc ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích của nông dân và duy trì đà phát triển bền vững.
Bước sang năm 2025, ngành gạo đối diện không ít khó khăn khi giá gạo xuất khẩu và nội địa đồng loạt giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong hai năm qua. Điều này đặt ra bài toán cấp bách về việc ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích của nông dân và duy trì đà phát triển bền vững.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, việc điều hành giá cả và bình ổn thị trường đã được xác định là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa, giữ vững niềm tin của người dân và doanh nghiệp.
11/10/2024
Bộ Công Thương đang tiếp tục yêu cầu EVN nghiên cứu số liệu và đánh giá tác động của giá điện hai thành phần, báo cáo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho phép áp dụng theo lộ trình, không áp dụng đồng loạt ngay cho các đối tượng.
11/10/2024
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 7/1, đại diện Vụ Thị trường trong nước thừa nhận tiêu dùng xăng sinh học E5 ngày càng giảm.
11/10/2024
Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới; là nhu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu...
11/10/2024
Tin mới