Phát hiện hàm lượng cao hóa chất vĩnh cửu trong nước tại Nhật Bản

VTV - 27/12/2024

Hóa chất vĩnh cửu có khả năng gây hại đã được phát hiện trong nước máy ở mức cao tại các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở vùng ngoại ô Tokyo và những nơi khác.

Phát hiện hàm lượng cao hóa chất vĩnh cửu trong nước tại Nhật Bản
(Ảnh: Getty)

Cuộc khảo sát kéo dài 5 năm của Chính phủ Nhật Bản từ năm 2020 đã xem xét những hệ thống nước dành riêng để cung cấp cho bệnh viện, trường học và các cơ sở khác. Cuộc khảo sát được thực hiện trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về tác động đến sức khỏe của các chất được sử dụng rộng rãi và tồn tại lâu dài được phát hiện trong nhiều nhà máy lọc nước và các con sông trên khắp nước này.

Hóa chất vĩnh cửu (PFAS) là thuật ngữ chung cho một nhóm hơn 10.000 hóa chất nhân tạo, bao gồm PFOS (hoặc axit perfluorooctanesulfonic) và PFOA (hoặc axit perfluorooctanoic). Chính phủ Nhật Bản hiện đặt ra mức giới hạn tạm thời là 50 nanogam trên một lít cho PFOS và PFOA kết hợp.

Trong cuộc khảo sát, các cơ sở có mức PFAS cao hơn bao gồm Trại Higashitachikawa của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, ở mức 343 nanogram/lít; Trại Kodaira của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, nơi phát hiện 200 nanogram/lít (cả hai đều ở Tokyo); cũng như căn cứ không quân Gifu ở tỉnh Gifu với 86 nanogram/lít.

Một cuộc kiểm tra chất lượng nước riêng biệt được tiến hành sau cuộc khảo sát đã phát hiện ra 1.500 nanogram PFAS trong nước tại căn cứ không quân Ashiya ở tỉnh Fukuoka.

Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã tiến hành khảo sát nhắm vào các cơ sở có hơn 100 người, nhận được 1.929 phản hồi. Những địa điểm như vậy thường sử dụng nước từ giếng. Nhìn chung, mức PFAS vượt quá tiêu chuẩn tạm thời tại 42 địa điểm ở 10 tỉnh.

Cuộc khảo sát chỉ tiết lộ dữ liệu về một số cơ sở do nhà nước điều hành, dữ liệu về nguồn nước dành cho các cơ sở tư nhân không được công khai.

PFAS được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm khác nhau như bình chữa cháy dạng bọt và lớp phủ chảo rán. Tiếp xúc với một số mức PFAS nhất định có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn.

Vì mức giới hạn tạm thời hiện không mang tính ràng buộc, Bộ Môi trường Nhật Bản có ý định thực thi pháp luật với mức giới hạn 50 nanogram từ tháng 4/2026. Bộ này có kế hoạch yêu cầu xét nghiệm chất lượng nước và các biện pháp để giải quyết vấn đề khi mức PFAS vượt quá tiêu chuẩn./.

Bài liên quan
Năm 2025, xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024.
Năm 2025, xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024.
Sau 7 ngày ra quân thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện, xử lý 35 vụ việc liên quan buôn lậu...
27/12/2024
Ngày 27/12, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có kết luận các trường hợp ngộ độc rượu tại quán bánh canh cá lóc K.Q.T. (Phường 11, TP Vũng Tàu) xảy ra ngày 21/12.
27/12/2024
Có những thói quen tưởng chừng như vô hại trong nấu ăn, nhưng thực chất lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hoặc làm giảm chất lượng món ăn. Hãy cùng tìm hiểu những sai lầm phổ biến và cách khắc phục để bữa ăn trở nên an toàn và ngon miệng hơn.
27/12/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ loại bỏ khoản ưu đãi thuế 7.500 USD cho xe điện, có thể ngay sau khi ông nhậm chức.
27/12/2024
Tin mới