Thế giới cẩn trọng với camera

13/01/2023

VTV.vn - Những chiếc camera được lắp ở khắp nơi khiến nguy cơ bị kiểm soát, xâm phạm quyền tự do cá nhân trở nên hiển hiện.

Nếu ngày xưa, muốn theo dõi hành tung của ai đó, cần có các thám tử thì nay, việc theo dõi người khác có thể được thực hiện qua các camera giám sát.

Những chiếc camera lắp ở khắp nơi, từ cửa nhà dân đến cơ quan, công sở, các địa điểm công cộng, các ngã tư khiến việc theo dõi người khác trở nên dễ dàng nếu người có ý đồ xâm nhập được vào hệ thống camera giám sát. Nguy cơ bị kiểm soát, xâm phạm quyền tự do cá nhân vì thế cũng trở nên hiển hiện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Chỉ thị số 23 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin truyền thông cần xây dựng bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Thời hạn hoàn thành là trước tháng 3 năm nay.

Theo Cục An toàn thông tin, 80% nguyên nhân lộ lọt thông tin là từ người dùng. Do đó, việc quản lý chặt chẽ hệ thống camera giám sát đã trở thành vấn đề cấp thiết để đảm bảo quyền riêng tư của mỗi công dân cũng như phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ an ninh an toàn thông tin quốc gia.

Là một điểm hẹn mới cho những người yêu công nghệ, chương trình HiTech Công nghệ tương lai phát sóng vào lúc 20h35 thứ Năm hàng tuần trên kênh VTV1.
HiTech Công nghệ tương lai: Mang xu hướng công nghệ hữu ích tới khán giả HiTech Công nghệ tương lai: Mang xu hướng công nghệ hữu ích tới khán giả

VTV.vn - Với thời lượng 20 phút, “HiTech Công nghệ tương lai” sẽ giúp khán giả nắm bắt các xu hướng công nghệ mới để có thể ứng dụng trong đời sống hàng ngày.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
13/01/2023
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
13/01/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
13/01/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
13/01/2023
Tin mới