Thiết bị rung giúp người khiếm thị điều hướng an toàn

Thứ hai, ngày 07/10/2024 10:36 GMT+7

VTV.vn - Kết hợp với ứng dụng trên điện thoại, thiết bị rung có thể phát hiện vị trí của người dùng và phát các tín hiệu rung, báo hiệu khi đến lúc rẽ cho người khiếm thị.

Thiết bị rung giúp người khiếm thị điều hướng an toàn
Ảnh minh hoạ.

Ashirase, công ty khởi nghiệp có vốn đầu tư từ tập đoàn Honda Motor Co (Nhật Bản), đã ra mắt thiết bị rung gắn vào giày nhằm hỗ trợ người khiếm thị điều hướng an toàn khi di chuyển.

Thiết bị này kết hợp với ứng dụng trên điện thoại thông minh, được quấn quanh bàn chân người dùng. Thiết bị được trang bị cảm biến chuyển động để phát hiện vị trí của người dùng và phát các tín hiệu rung để hướng dẫn người khiếm thị đi thẳng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi di chuyển hoặc cảnh báo dừng lại khi gặp chướng ngại vật.

Thiết bị rung giúp người khiếm thị điều hướng an toàn - Ảnh 1.

Thiết bị rung hỗ trợ người khiếm thị do Ashirase phát triển

Ứng dụng đi kèm cung cấp hệ thống điều hướng bằng âm thanh, lựa chọn tuyến đường tiếp cận dễ dàng nhất cho người khiếm thị. Người dùng có thể thiết lập điểm đến thông qua nhiều tùy chọn tìm kiếm khác nhau, ví dụ như "nhà vệ sinh gần nhất". Ứng dụng cũng phát ra cảnh báo bằng âm thanh về các mối nguy tiềm tàng như giao lộ hay đường sắt.

Ashirase cho biết, việc sử dụng rung động giúp đảm bảo rằng người dùng sẽ không bỏ lỡ các tín hiệu điều hướng ngay cả trong môi trường ồn ào.

Một ưu điểm so với các thiết bị hỗ trợ người khiếm thị được phát triển trước đây là thiết bị này rất nhỏ gọn, được gắn trên giày, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác của người khiếm thị. Điều này giúp cho người khiếm thị có thể tự do sử dụng tay chân hay tai để cảm nhận môi trường xung quanh khi tham gia các hoạt động bên ngoài.

Mẫu thiết bị mới nhất của Ashirase nặng 60 g, nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn so với phiên bản trước ra mắt vào năm ngoái. Giá của thiết bị này là 54.000 Yen (khoảng 370 USD), kèm theo phí hàng tháng là 550 Yen.

Ngoài việc bán trên trang web của công ty, Ashirase còn hợp tác với các nhà bán lẻ đồ gia dụng để phân phối sản phẩm, với mục tiêu đạt doanh số 2.200 thiết bị mỗi năm. Công ty cũng có kế hoạch mở rộng sản phẩm ra thị trường quốc tế vào năm tới.

Công nghệ giúp người khiếm thính theo dõi Olympic Paris 2024 Công nghệ giúp người khiếm thính theo dõi Olympic Paris 2024

VTV.vn - Nước chủ nhà Pháp đã rất nỗ lực mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho các du khách cũng như người hâm mộ Olympic, cho dù họ gặp bất cứ trở ngại nào đi chăng nữa.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khoá:
Bài liên quan
Chiều 26/3, tại Khu công nghiệp Việt Hưng, thành phố Hạ Long, Tập đoàn Thành Công tổ chức Lễ khánh thành Dự án Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng. Đây là nhà máy sản xuất ô tô Skoda đầu tiên tại Đông Nam Á, đánh dấu bước chuyển mới của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh.
Chiều 26/3, tại Khu công nghiệp Việt Hưng, thành phố Hạ Long, Tập đoàn Thành Công tổ chức Lễ khánh thành Dự án Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng. Đây là nhà máy sản xuất ô tô Skoda đầu tiên tại Đông Nam Á, đánh dấu bước chuyển mới của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh.
Các tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới đang tích cực ứng dụng AI để hỗ trợ giao tiếp đa ngôn ngữ.
07/10/2024
Ngày 15/3, Tập đoàn Vingroup tiến hành hợp long cầu Hoàng Gia (cầu Máy Chai) bắc qua sông Cấm (TP. Hải Phòng). Cây cầu có tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng được kỳ vọng mở ra sự phát triển mới cho thành phố cảng. Dự kiến, cầu Hoàng Gia sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 30/5 và chính thức đưa vào hoạt động trong tháng 8/2025.
07/10/2024
Xe điện Trung Quốc đang từng bước thống trị thị trường châu Âu, bất chấp nguy cơ bị áp đặt thêm thuế bổ sung từ Liên minh châu Âu. Các hãng như BYD, MG, và NIO tiếp tục mở rộng mạnh mẽ, thách thức Volkswagen, Mercedes-Benz và BMW với giá rẻ, công nghệ tiên tiến.
07/10/2024
Vào ngày 18/2/2025, xAI ra mắt Grok 3 – AI thông minh nhất thế giới, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo toàn cầu. Với sự đóng góp của kỹ sư người Việt - Tiến sĩ Phạm Hy Hiếu, mô hình này không chỉ vượt trội về hiệu suất mà còn mở ra tương lai mới cho công nghệ, dù đối mặt với không ít thách thức đạo đức và chi phí.
07/10/2024
Tin mới