TP.Hồ Chí Minh tiêu hủy gần 20.000 sản phẩm vi phạm chất lượng

Thục Khuê (t/h) - Thứ năm, ngày 12/12/2024 12:57 GMT+7

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tiêu hủy hơn 19.000 sản phẩm không đáp ứng quy định về chất lượng và an toàn, với tổng giá trị lên tới gần 1 tỷ đồng.

TP.Hồ Chí Minh  tiêu hủy gần 20.000 sản phẩm vi phạm chất lượng
Quá trình tiêu hủy được thực hiện bằng phương pháp đốt trong lò đốt 2ai cấp, có hệ thống xử lý khí thải đồng bộ (Ảnh: QLTT)

Ngày 11/12, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành tiêu hủy 19.321 sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng hàng hóa. Hoạt động được thực hiện tại Nhà máy của Công ty Cổ phần Môi Trường Việt Úc, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng và đại diện liên quan.

Lô hàng bị tiêu hủy bao gồm các loại quần áo, váy đầm, đồ bộ và 18 đôi giày thể thao không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn và chất lượng. Đặc biệt, có tới 7.880 chiếc khẩu trang vải không đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Ngoài hoạt động tiêu hủy, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang triển khai các chương trình tuyên truyền để người dân nhận diện hàng thật và hàng giả. Đồng thời, các biện pháp xử lý mạnh tay tiếp tục được áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu.

Trước đó, trong tháng 11, Đội Quản lý thị trường số 16 đã phát hiện hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn không có nhãn hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ hoặc thông tin ngày sản xuất, hạn sử dụng. Các sản phẩm này bao gồm chân gà ngâm, thịt bò xé, miến khoai lang, tàu hủ cá cay… Toàn bộ số hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm đã bị thu giữ và tiêu hủy theo quy định.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên Đán.

Bài liên quan
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tạm thời chưa chốt đơn hàng mới sang thị trường Mỹ nhằm tránh rủi ro.
12/12/2024
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
12/12/2024
Những năm trở lại đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết trong bao tiêu sản phẩm. Do đó, đã mở ra những hướng đi bền vững cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện, tạo bước chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại nền nông nghiệp ở địa phương.
12/12/2024
Hơn 99% người dân Hà Nội sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân vào ngày 2/4 tới đây.
12/12/2024
Tin mới