Ứng dụng của công nghệ in 3D trên thế giới

22/01/2023

VTV.vn - Sự phát triển của công nghệ cho phép chúng ta không ngừng phá vỡ giới hạn của sự sáng tạo, đạt đến những thành tựu mới.

Hiện nay, công nghệ in 3D đã được ứng dụng tại nhiều thành phố lớn trên thế giới,

Tại Mỹ, các kiến trúc sư ở bang Texas lần đầu tiên sử dụng công nghệ in 3D để xây dựng một tòa nhà cao tầng, đánh dấu bước tiến và hướng đi mới của công nghệ này.

Được xây xựng trên nền diện tích khoảng 370 mét vuông, ngôi nhà có 3 phòng ngủ chỉ mất khoảng 330 giờ để hình thành bởi máy in 3D. Các lớp bê tông được tạo nên bởi một chiếc máy in 3D khổng lồ nặng hơn 12 tấn. Đặc biệt, ngôi nhà được thiết kế kết hợp giữa khung gỗ và bê tông nhằm chống chọi được trước các cơn bão lớn và thời tiết cực đoan ở bang Texas.

So với những căn nhà in 3D một tầng, nhà in 3D hai tầng sẽ gặp nhiều vấn đề hơn như về cấu trúc và Logistic. Theo các kiến trúc sư, máy in 3D đã làm tất cả công đoạn nên không cần có nhiều công nhân tại công trường.

Tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất công bố, đến năm 2025, 25% số tòa nhà mới của thành phố sẽ được thực hiện bằng máy in 3D. Công nghệ này được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí, thời gian xây dựng và giải quyết nhu cầu nhà ở giá phải chăng trong tương lai.

HiTech Công nghệ tương lai: Mang xu hướng công nghệ hữu ích tới khán giả HiTech Công nghệ tương lai: Mang xu hướng công nghệ hữu ích tới khán giả

VTV.vn - Với thời lượng 20 phút, “HiTech Công nghệ tương lai” sẽ giúp khán giả nắm bắt các xu hướng công nghệ mới để có thể ứng dụng trong đời sống hàng ngày.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Bài liên quan
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
Hàn Quốc đang dẫn đầu với công nghệ pin tự dập lửa, tăng cường an toàn cho xe điện, trong khi Trung Quốc mở rộng thị phần nhờ sản xuất quy mô lớn và chi phí thấp. Cuộc cạnh tranh này không chỉ là về công nghệ mà còn về an toàn và chi phí.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội vào năm 2025, đánh dấu bước tiến lớn của Việt Nam trong việc góp phần định hình khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo an ninh mạng.
22/01/2023
Trong thập kỷ qua, AI đã phát triển vượt bậc, nhưng từ năm 2025, tiến trình này có thể chậm lại do giới hạn công nghệ, chi phí phát triển tăng cao và các quy định pháp lý mới. Các chuyên gia nhấn mạnh cần đầu tư vào nghiên cứu cơ bản và hợp tác quốc tế để vượt qua thách thức này.
22/01/2023
Năm 2024 đã chứng kiến nhiều vụ vi phạm dữ liệu đáng chú ý, làm dấy lên lo ngại về bảo mật thông tin cá nhân và thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường biện pháp bảo vệ dữ liệu.
22/01/2023
Nghị định 147/2024/NĐ-CP yêu cầu xác minh danh tính người dùng mạng xã hội và lưu trữ dữ liệu trong nước, gây lo ngại về tự do ngôn luận và quyền riêng tư.
22/01/2023
Tin mới