Bộ Y tế: Điều tra, xử lý và tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu

VTVTimes - Thứ tư, ngày 02/04/2025 10:19 GMT+7

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ 6 trường hợp ngộ độc rượu khi đi du lịch tại Ninh Thuận.

Bộ Y tế: Điều tra, xử lý và tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu
Ảnh minh hoạ

Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai một số nội dung nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu:

Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chỉ đạo cơ sở y tế tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng; Điều tra về lịch sử ăn uống của bệnh nhân, thu thập kết quả xét nghiệm, điều trị của Bệnh viện gửi Sở Y tế Tiền Giang để phối hợp.

Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận tiến hành điều tra các cơ sở ăn uống liên quan đến các bữa ăn nghi ngờ của bệnh nhân để cung cấp thông tin và phối hợp với Sở Y tế tỉnh Tiền Giang chẩn đoán nguyên nhân ngộ độc thực phẩm; phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang phối hợp với Sở ATTP TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận trong chẩn đoán nguyên nhân ngộ độc thực phẩm; phối hợp với Sở Công thương tỉnh Tiền Giang và các cơ quan chức năng trên địa bàn tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc, dừng lưu thông ngay sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc trong vụ việc trên, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định (nếu có).

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công; ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng đưa ra lưu thông trên thị trường.

Tăng cường thông tin, truyền thông và hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu, không lạm dụng rượu và bảo đảm an toàn khi lựa chọn, sử dụng rượu; tuyệt đối không sử dụng các loại động, thực vật lạ, không rõ chủng loại, nguồn gốc để ngâm rượu uống, không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không có nhãn mác bán trôi nổi trên thị trường.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm cũng nhận được thông tin về về 6 trường hợp khách du lịch tại Ninh Thuận vào ngày 30/3. lúc 8h ngày 1/4/2025, bệnh nhân P.N.Q.K. (25 tuổi) vẫn hôn mê sâu, có biểu hiện lâm sàng chết não. Kết quả đo điện não thấy sóng chậm lan toả, không đáp ứng kích thích, phù hợp với tình trạng chết não. Chụp MRI não cho thấy tổn thương não lan toả, phù não, nghi ngờ tụt hạnh nhân tiểu não.

Ekip điều trị đã hội chẩn cùng chuyên khoa nội thần kinh, hồi sức cấp cứu (ICU), chẩn đoán hình ảnh đều thống nhất bệnh nhân không có khả năng cứu chữa. Tiên lượng tử vong và đến 14h38' thì bệnh nhân tử vong. Chẩn đoán nguyên nhân tử vong là do ngộ độc methanol mức độ nặng, biến chứng toan chuyển hóa, tổn thương đa tạng, phù não lan tỏa gây tụt não, truỵ hô hấp tuần hoàn.

TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: Bình thường thì ngưỡng methanol được đánh giá theo bảng sau: 20 mg/dL: ngộ độc methanol cần dùng thuốc giải độc > 50 mg/dL: ngộ độc methanol mức độ nặng, cần phối hợp thêm lọc máu.

Trong sự việc này, các bệnh nhân đều có nồng độ methanol cao vượt ngưỡng đo nên xét nghiệm chỉ trả lời là > 100 mg/dL. Do đó, tất cả 6 bệnh nhân đều rơi vào tình trạng ngộ độc cực kỳ nặng. May mắn nhờ phát hiện sớm một người trong nhóm bị nặng nên tất cả được đưa vào cấp cứu kịp thời. Nếu chậm khoảng 2-3 giờ nữa mới được lọc máu cấp cứu thì tình trạng của 5 bệnh nhân còn lại có lẽ đã nguy hiểm hơn rất nhiều, có khả năng nguy hại đến tính mạng.

Một lần nữa, TS BS Lê Quốc Hùng nhấn mạnh người dân khi sử dụng rượu cần thận trọng và lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sử dụng có kiểm soát. Nếu không may vô tình dùng phải rượu methanol, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng như tụt huyết áp, mờ mắt, tay chân bủn rủn, vã mồ hôi, sốt, co giật hoặc hôn mê, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được kịp thời điều trị trong thời gian sớm nhất./.


Bài liên quan
Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.
Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi, tính đến tuần 13/2025.
02/04/2025
Để thuận tiện cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố danh sách mã số của từng trường chia theo 12 khu vực tuyển sinh (KVTS).
02/04/2025
80% học sinh tốt nghiệp THCS ở TP Hồ Chí Minh có chỗ học lớp 10 công lập, tăng khoảng 15% so với năm ngoái, theo dự kiến của Sở Giáo dục.
02/04/2025
Từng trải qua nhiều kỳ thi đầy thử thách, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 - Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ những bí quyết giúp sĩ tử vững tâm, tự tin bước vào "cuộc đua" cam go, chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
02/04/2025
Tin mới