Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm tại Hà Nội có thể bị phạt đến 120 triệu đồng

Thục Khuê (t/h) - Chủ nhật, ngày 15/12/2024 14:37 GMT+7

Từ ngày 1/1/2025, các vi phạm về an toàn thực phẩm tại Hà Nội sẽ chịu mức phạt nghiêm khắc theo quy định mới, trong đó kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm có thể bị phạt đến 6 triệu đồng, còn hành vi liên quan đến Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bị phạt đến 120 triệu đồng.

Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm tại Hà Nội có thể bị phạt đến 120 triệu đồng
Ảnh minh hoạ

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 và sẽ áp dụng đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm được quy định trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo quy định mới, mức phạt đối với các hành vi vi phạm trên địa bàn thành phố sẽ cao gấp 2 lần so với mức phạt áp dụng cho cá nhân, tổ chức tương ứng trong Nghị định 115 nhưng không vượt quá mức tối đa của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Cụ thể, vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng. Các vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, hoặc điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể có mức phạt từ 20 đến 40 triệu đồng. Đặc biệt, các vi phạm liên quan đến Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt đến 120 triệu đồng.

Báo cáo từ cơ quan chức năng TP. Hà Nội cho thấy, năm 2024, đã có hơn 70.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra, giám sát. Trong đó, 3.234 cơ sở vi phạm bị xử phạt với tổng số tiền lên tới 14,1 tỷ đồng.

Việc ban hành quy định mới nhằm siết chặt công tác quản lý an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức của các cơ sở kinh doanh, đồng thời bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

Bài liên quan
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
15/12/2024
Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tạm thời chưa chốt đơn hàng mới sang thị trường Mỹ nhằm tránh rủi ro.
15/12/2024
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
15/12/2024
Những năm trở lại đây, huyện Quản Bạ trở thành điểm sáng của tỉnh Hà Giang trong phát triển lĩnh vực nông nghiệp hàng hóa gắn với liên kết trong bao tiêu sản phẩm. Do đó, đã mở ra những hướng đi bền vững cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện, tạo bước chuyển mình rõ nét trong việc thực hiện tái cơ cấu lại nền nông nghiệp ở địa phương.
15/12/2024
Tin mới