Mùa hè an toàn cho trẻ: Đừng để niềm vui hóa nỗi đau tai nạn thương tích

Thục Khuê (t/h) - Chủ nhật, ngày 18/05/2025 15:48 GMT+7

Mỗi dịp hè đến, số ca tai nạn thương tích ở trẻ em lại có xu hướng tăng cao do trẻ được nghỉ học, dành nhiều thời gian ở nhà hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời nhưng thiếu sự giám sát và hướng dẫn phù hợp từ người lớn.

Mùa hè an toàn cho trẻ: Đừng để niềm vui hóa nỗi đau tai nạn thương tích
Hình minh họa: Surachet

Mùa hè, khoảng thời gian được mong đợi nhất trong năm với bao hoạt động vui chơi, khám phá, lại có thể trở thành nỗi ám ảnh nếu trẻ gặp tai nạn thương tích do thiếu sự giám sát, chuẩn bị hoặc chủ quan từ phía người lớn. Từ đuối nước, té ngã khi leo trèo, bỏng do bất cẩn, đến các chấn thương khi tham gia trò chơi ngoài trời, tất cả đều có thể xảy ra bất ngờ, để lại hậu quả nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 370.000 ca tai nạn thương tích ở trẻ em. Trong đó, đuối nước chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất. Đặc biệt vào mùa hè, số ca tai nạn có xu hướng tăng mạnh do trẻ có nhiều thời gian ở nhà hoặc ra ngoài chơi nhưng không phải lúc nào cũng có người lớn đi kèm hoặc để mắt kịp thời.

infor-tiem-vaccine-soi-pdf--3--60669846046880077436046.webp

Đuối nước là mối nguy hiểm hàng đầu, đặc biệt ở những khu vực có ao hồ, sông suối hoặc bể bơi không đảm bảo an toàn. Nhiều trường hợp trẻ tự ý đi bơi, tắm ở nơi nước sâu mà không có kỹ năng phòng vệ hay người lớn giám sát đã dẫn đến những tai nạn thương tâm. Không chỉ đuối nước, trẻ còn có thể bị bỏng khi nghịch gần bếp, điện giật do chạm vào ổ điện hở, ngã từ độ cao khi trèo cây, hay va chạm khi sử dụng xe đạp, xe trượt mà không đội mũ bảo hiểm hoặc mặc đồ bảo hộ.

Một thực tế đáng lo ngại là nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan, cho rằng để con ở nhà là an toàn. Tuy nhiên, môi trường trong nhà nếu không được kiểm tra và thiết kế an toàn vẫn tiềm ẩn vô vàn nguy cơ. Những vật sắc nhọn, ổ điện không được che chắn, ao hồ không có rào chắn hay cửa khóa an toàn… đều có thể trở thành “cái bẫy” nếu trẻ hiếu động.

infor-tiem-vaccine-soi-pdf--4--70799966843288236929448.webp

Để mùa hè trở thành khoảng thời gian thực sự ý nghĩa, điều quan trọng nhất là sự chuẩn bị chủ động từ gia đình. Cha mẹ cần trang bị cho trẻ kiến thức và kỹ năng phòng tránh tai nạn. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ cần được hướng dẫn nhận biết các tình huống nguy hiểm như nước sâu, điện giật, vật sắc nhọn, ngã từ độ cao… 

Với trẻ nhỏ, việc giám sát trực tiếp là không thể thiếu. Khi cho trẻ đi bơi hay tham gia hoạt động ngoài trời, người lớn cần đi kèm để hỗ trợ và can thiệp kịp thời khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Với trẻ lớn hơn, việc giáo dục kỹ năng thoát hiểm, cách ứng phó trong các tình huống nguy cấp cũng rất cần thiết để các em biết tự bảo vệ mình.

Song song đó, việc cải tạo, kiểm tra và đảm bảo môi trường sống an toàn là việc làm không nên bỏ qua. Che chắn ổ điện, cất gọn vật sắc nhọn, khóa chặt cửa khu vực ao hồ, giếng nước, bể chứa, và không để trẻ chơi ở những nơi nguy hiểm là những biện pháp cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích.

Bên cạnh vai trò của gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương cũng cần tích cực tham gia vào công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Việc tổ chức các lớp học bơi miễn phí, dạy kỹ năng sống, hướng dẫn sơ cứu cơ bản cho học sinh cần được duy trì đều đặn trước mỗi kỳ nghỉ hè. Đồng thời, việc kiểm tra chất lượng và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho các khu vui chơi công cộng cũng cần được thực hiện nghiêm túc.

Tai nạn thương tích ở trẻ em không phải là điều "số phận" mà hoàn toàn có thể phòng tránh nếu người lớn hành động kịp thời, đúng cách và có trách nhiệm. Mùa hè là mùa của tự do, khám phá và phát triển – nhưng chỉ khi an toàn được đặt lên hàng đầu, trẻ mới thực sự tận hưởng trọn vẹn những ngày hè vui tươi và ý nghĩa./.

package-media-66556394478353911016326.webp

Mỗi ngày trên khắp thế giới cuộc sống của hơn 2.000 gia đình phải rơi lệ vì sự ra đi của một đứa trẻ do một thương tích không chủ ý hay còn gọi là ‘tai nạn’ mà có thể đã ngăn ngừa được. Sự đau khổ mà các gia đình này phải chịu – những người mẹ, người cha, người anh, người chị, hay ông bà và bạn bè – là vô hạn và thường lan tỏa ra khắp cộng đồng. Thảm kịch như vậy có thể làm thay đổi nhiều cuộc đời một cách không thể khác được.

Một khi trẻ em lên 5 tuổi, các thương tích không chủ ý là mối đe dọa lớn nhất tới sự sống còn của các em. Các thương tích không chủ ý cũng là một nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tàn tật, mà có thể có ảnh hưởng kéo dài một cách toàn diện tới cuộc đời non trẻ của các em: những mối quan hệ, việc học tập và vui chơi. Trong số đó, những trẻ em phải sống trong nghèo đói, gánh nặng của thương tích là cao nhất, vì những em này ít có khả năng hưởng lợi từ các biện pháp phòng ngừa mà các em khác có thể đã nhận được. Các thương tích ở trẻ em đã và đang bị lãng quên trong rất nhiều năm qua, và còn thiếu nhiều trong các sáng kiến hiện thời về sự sống còn của trẻ trong chương trình nghị sự toàn cầu.

Trước thực trạng đáng lo ngại trên, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và nhiều đối tác khác đã quyết định phải đưa vấn đề thương tích trẻ em thành một ưu tiên cho y tế công cộng toàn cầu và phát triển các cộng đồng. Kiến thức và kinh nghiệm của gần hai trăm chuyên gia từ tất cả các lục địa và các ngành nghề khác nhau là vô giá trong việc đặt nền móng cho báo cáo trong thực tế cần sự chú ý ở rất nhiều quốc gia.

                                                                                                          (Theo Tổ chức Y tế thế giới)

Bài liên quan
Tăng huyết áp có thể không gây ra bất kỳ biểu hiện nào nhưng lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, suy tim và tử vong. Vì vậy, việc kiểm tra huyết áp định kỳ dù đang khỏe mạnh là điều không thể xem nhẹ.
Tăng huyết áp có thể không gây ra bất kỳ biểu hiện nào nhưng lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ, suy tim và tử vong. Vì vậy, việc kiểm tra huyết áp định kỳ dù đang khỏe mạnh là điều không thể xem nhẹ.
Ung thư khoang miệng là bệnh lý nguy hiểm, có thể phát hiện từ sớm nếu người bệnh cảnh giác với những biểu hiện bất thường dù nhỏ nhất ở vùng miệng lưỡi. Đáng chú ý, virus HPV hiện được xác định là một trong những nguyên nhân độc lập gây bệnh bên cạnh thói quen hút thuốc, uống rượu.
18/05/2025
Lão hóa là điều không thể tránh khỏi, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chậm lại quá trình này nếu hiểu rõ nguyên nhân sâu xa khiến làn da xuống cấp theo thời gian.
18/05/2025
Các đợt nắng nóng gay gắt do tác động của biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ thai phụ mắc biến chứng nguy hiểm như sinh non, thai lưu, dị tật bẩm sinh, tiểu đường thai kỳ.
18/05/2025
Nguồn tin từ Trung tâm thông tin COVID-19 của Chính phủ Thái Lan cho biết số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt tại Thái Lan.
18/05/2025
Tin mới