Phát hiện nhiều mẫu thuốc dởm tại nhà thuốc ở Hà Nội

VTV Times - Thứ bảy, ngày 31/05/2025 00:00 GMT+7

Cục Quản lý Dược cảnh báo 7 lô thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, thậm chí chỉ đạt 6,3% hàm lượng.

Phát hiện nhiều mẫu thuốc dởm tại nhà thuốc ở Hà Nội
Ảnh minh hoạ.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương xử lý việc phát hiện thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, sau khi Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm thực phẩm Hà Nội phát hiện hàng loạt mẫu thuốc không đạt chất lượng, không có giấy tờ hợp pháp, đang lưu hành trên thị trường.

Cụ thể, mẫu thuốc DIAMICRON® MR 60mg (Gliklazid), số lô 23F603, hạn dùng 04.2026, được xác định chỉ chứa 42,5mg Wirkstoff Gliclazid/viên – tức chỉ đạt 70,83% so với hàm lượng ghi trên nhãn theo Dược điển Việt Nam V. Đây là mức không đạt yêu cầu định lượng.

Mẫu thuốc được lấy tại Nhà thuốc Đức Anh (thuộc Công ty TNHH Dược phẩm – Thiết bị y tế Đức Anh, địa chỉ: số 8 đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Đống Đa, Hà Nội). Ngoài DIAMICRON, 6 mẫu thuốc khác cũng bị "điểm danh" vi phạm, gồm:

Oseltamivir (số lô M1164B01, hạn dùng 03.2023)

Crestor 20mg (Rosuvastatin, lô A23237030)

Janumet 50/1000mg (Sitagliptin/Metformin, lô 24497505A)

Plavix (Klopidogrel, lô ELB04027)

NEXIUM® 40mg (Esomeprazol, lô 23H420)

Crestor 10mg (Rosuvastatin, lô A24236004)

Đáng chú ý, các mẫu thuốc trên đều không có số giấy đăng ký lưu hành và/hoặc giấy phép nhập khẩu, không rõ cơ sở sản xuất và cơ sở nhập khẩu.

Trước đó, như Thitruong24h đưa tin, Cục Quản lý Dược còn phát hiện một mẫu thuốc điều trị hen suyễn – Theophylline Extended Release Tablets 200mg (Theophylin 200mg) chỉ đạt... 6,3% hàm lượng, bị nghi ngờ là thuốc giả. Mẫu này được lấy tại Nhà thuốc An An, quận Hà Đông (Hà Nội).

Cục Quản lý Dược đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội báo cáo Ban Chỉ đạo 389, phối hợp với công an, quản lý thị trường và các đơn vị liên quan để xác minh nguồn gốc, truy xuất lô hàng vi phạm, xử lý theo quy định, báo cáo kết quả trước ngày 2/6/2025.

Đồng thời, yêu cầu toàn bộ các sở y tế địa phương khẩn trương thông tin đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân không mua, bán, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chỉ mua tại đơn vị được cấp phép, phát hiện nghi vấn cần báo ngay cơ quan chức năng.

Các địa phương cũng được yêu cầu tăng cường giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, chủ động tham mưu chính quyền tổ chức tháng cao điểm đấu tranh phòng, chống thuốc giả theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và Bộ Y tế./.

Bài liên quan
Dự thảo nghị quyết mới quy định 10 khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại TP Hồ Chí Minh đang được lấy ý kiến, hướng tới thống nhất thực hiện từ năm học 2025–2026.
Dự thảo nghị quyết mới quy định 10 khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục công lập tại TP Hồ Chí Minh đang được lấy ý kiến, hướng tới thống nhất thực hiện từ năm học 2025–2026.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu thu hồi và tiêu hủy 4 lô Dầu mù u Thái Dương trên toàn quốc sau khi phát hiện các sản phẩm này không rõ nguồn gốc và không đạt tiêu chuẩn chất lượng về thể tích.
31/05/2025
Nâng hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh, sinh viên, thêm lựa chọn cấp thẻ điện tử… là loạt điểm mới trong Nghị định 188 vừa được Chính phủ ban hành.
31/05/2025
AI đang khẳng định được tầm quan trọng và định hình lại tương lai ngành y tế. Một chương trình giáo dục về AI cho 15.000 nhân viên y tế tại Việt Nam đang được triển khai để nâng cao tay nghề và năng suất lao động của các cán bộ ngành Y.
31/05/2025
Hai loại kem chống nắng Vitamin C và Sun Cream vừa bị phát hiện là hàng giả do có chỉ số SPF đạt mức dưới 70% so với công bố ghi trên bao bì.
31/05/2025
Tin mới