Tổn thương thận kéo dài do thực phẩm chức năng Kobayashi

Theo VTV - Thứ sáu, ngày 10/01/2025 00:00 GMT+7

Đây là phát hiện của một nhóm nghiên cứu tại Đại học Osaka, Nhật Bản.

Tổn thương thận kéo dài do thực phẩm chức năng Kobayashi
(Ảnh: Chemlinked)

Theo đó, nhóm nghiên cứu tại Đại học Osaka phát hiện ra rằng, 87% bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận sau khi sử dụng thực phẩm chức năng men gạo đỏ beni kōji của hãng dược Kobayashi Pharmaceutical và vẫn tiếp tục bị suy giảm chức năng thận ngay cả sau khi ngừng sử dụng.

Phát hiện này dựa trên kết quả cuộc khảo sát 114 bệnh nhân do các bác sĩ thuộc Hiệp hội Bệnh thận Nhật Bản thực hiện. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi lâu dài các bệnh nhân bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu do Yoshitaka Isaka - Giáo sư nội khoa trường Đại học Osaka dẫn đầu - đã phân tích dữ liệu từ những bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4/2024. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi tiến trình của 114 bệnh nhân này cho đến đầu tháng 6/2024.

09012025-thuc-pham-chuc-nang-kobayashi-58285098783486384567625.png

Thực phẩm bổ sung men gạo đỏ (beni koji) của Công ty dược phẩm Kobayashi. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Mặc dù một số bệnh nhân cho thấy sự cải thiện tình trạng ống thận không tái hấp thu được các chất dinh dưỡng thiết yếu như kali và phosphor, nhưng có tới 87% số bệnh nhân trên vẫn có các chỉ số về chức năng thận dưới mức tiêu chuẩn. Điều này xảy ra mặc dù đã 2 tháng trôi qua kể từ khi công ty Kobayashi Pharmaceutical khuyến cáo người tiêu dùng ngừng sử dụng thực phẩm chức năng này.

Nhóm nghiên cứu đã đề cập tới khả năng giảm nephron - các cấu trúc trong thận chịu trách nhiệm lọc chất thải trong máu và tạo ra nước tiểu.

Trong số 102 bệnh nhân đã trải qua sinh thiết thận, 50% có biểu hiện viêm ống thận kẽ, trong khi 32% có dấu hiệu hoại tử ống thận. Việc sử dụng thuốc steroid ức chế miễn dịch - thường có hiệu quả trong điều trị bệnh thận - không cho thấy lợi ích. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng tổn thương thận có thể bắt nguồn từ các cơ chế không liên quan đến bất thường về miễn dịch.

Giáo sư Isaka kết luận rằng cần phải điều tra thêm trong tương lai vì có nhiều bệnh nhân có chức năng thận vẫn bị suy yếu ngay cả sau khi ngừng sử dụng loại thực phẩm chức năng này./.

Bài liên quan
Bộ GD-ĐT đang tham mưu Chính phủ ban hành các quy định liên quan đến lương giáo viên.
Bộ GD-ĐT đang tham mưu Chính phủ ban hành các quy định liên quan đến lương giáo viên.
Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mở rộng quyền lợi chi trả khám chữa bệnh với nhiều đối tượng yếu thế, giúp hàng triệu người dân tiếp cận dịch vụ y tế miễn phí hoàn toàn nếu khám chữa đúng quy định.
10/01/2025
Sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành y tế TP.HCM đang đứng trước bước chuyển quan trọng: xây dựng lại mô hình trạm y tế theo hướng toàn diện, hiện đại, lấy người dân làm trung tâm.
10/01/2025
Tổng kinh phí dự kiến để triển khai chính sách trong năm học 2025 - 2026 là hơn 3.063 tỷ đồng, nhằm đảm bảo điều kiện chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn cho học sinh.
10/01/2025
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý gửi Bộ Y tế, kiến nghị bỏ quy định doanh nghiệp phải kiểm nghiệm mỹ phẩm 6 tháng/lần trong Dự thảo Nghị định mới về quản lý mỹ phẩm vì cho rằng không cần thiết và gây thêm gánh nặng thủ tục.
10/01/2025
Tin mới