Vaccine giúp bệnh nhân suy thận mạn giảm nguy cơ biến chứng

VTVTimes - Thứ năm, ngày 03/04/2025 14:28 GMT+7

Bệnh nhân suy thận mạn là đối tượng dễ tổn thương trước các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.

Vaccine giúp bệnh nhân suy thận mạn giảm nguy cơ biến chứng
Ảnh minh hoạ

TS.BS Nghiêm Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh thận mạn gây suy giảm miễn dịch trầm trọng, khiến cơ thể khó chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi nhiễm trùng, người bệnh dễ rơi vào tình trạng nặng, phải nhập viện, thậm chí tử vong. 

Ví dụ, bệnh nhân chạy thận nếu mắc cúm có nguy cơ viêm phổi cao gấp 3-4 lần người bình thường. Vaccine chính là "lá chắn" giúp giảm tỷ lệ biến chứng, kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm chi phí điều trị.

Theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, có 6 loại vaccine quan trọng cần ưu tiên cho bệnh nhân suy thận mạn, bao gồm:

Cúm mùa: Tiêm hàng năm, dùng vaccine bất hoạt.

Phế cầu: Phòng viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để chọn giữa PCV13 và PPSV23.

Viêm gan B: Tiêm sớm từ giai đoạn 4-5 của bệnh thận, liều gấp đôi và theo dõi đáp ứng kháng thể.

COVID-19: Đủ liều cơ bản + tiêm nhắc.

Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván: Nhắc lại mỗi 10 năm.

Zona: Chỉ dùng vaccine tái tổ hợp (Shingrix), tránh vaccine sống (Zostavax).

Đối với bệnh nhân đang lọc máu hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, TS.BS Nghiêm Trung Dũng lưu ý: Cần tiêm sau lọc máu để tránh thất thoát vaccine qua màng lọc. Tuyệt đối không tiêm vào tay có đường mạch máu (AVF/AVG). Người lọc màng bụng nên tiêm sớm, ưu tiên trước khi bắt đầu lọc. Đặc biệt, tránh vaccine sống (sởi, thủy đậu, Zostavax) vì chúng có thể gây bệnh trên người suy giảm miễn dịch.

Cũng theo TS.BS Nghiêm Trung Dũng, đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân suy thận thường thấp hơn với người khỏe mạnh, nhưng không có nghĩa vaccine vô dụng. Ví dụ, vaccine cúm giúp giảm 40-60% nguy cơ nhập viện. Với viêm gan B, chúng tôi khuyến cáo xét nghiệm định lượng kháng thể sau tiêm để quyết định tiêm nhắc. Điều quan trọng là phải tiêm đúng lịch, đủ liều và theo dõi sát.

Với bệnh nhân suy thận, cần chủ động thảo luận với bác sĩ điều trị để được tư vấn lịch tiêm cá thể hóa, dựa trên: Giai đoạn bệnh thận; Phương pháp điều trị (lọc máu, ghép thận, dùng thuốc ức chế miễn dịch); Tiền sử dị ứng hoặc phản ứng vaccine trước đó.

TS.BS Nghiêm Trung Dũng khuyến cáo: Bệnh nhân và người nhà tuyệt đối không chủ quan. Nhiễm trùng có thể là "giọt nước tràn ly" khiến chức năng thận suy sụp nhanh chóng. Hãy coi tiêm chủng như một phần trong phác đồ điều trị. Ghi chú lịch tiêm, báo ngay cho bác sĩ nếu có phản ứng bất thường sau tiêm./.

Bài liên quan
Nho không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất thiết yếu, nho trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Nho không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất thiết yếu, nho trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Miễn học phí, cấp học bổng cho sinh viên, học viên sau đại học theo học các ngành khoa học cơ bản là một trong những đề xuất vừa được nêu ra, lấy ý kiến.
03/04/2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2024-2025 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo.
03/04/2025
Tại Nhật Bản, các nhà khoa học đang phát triển một phương pháp rất mới, áp dụng tiến bộ của y học tái tạo, tế bào gốc, mở ra hướng điều trị cho trẻ tự kỷ.
03/04/2025
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho khám chữa bệnh và phòng chống dịch.
03/04/2025
Tin mới